Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tuyên truyền y tế

Những ai nên làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện bệnh đái tháo đường?

NHỮNG AI NÊN LÀM XÉT NGHIỆM ĐỂ TẦM SOÁT, PHÁT HIỆN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Nguyễn Phước Lộc – P.KHTH

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường, dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ trong năm 2019. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ típ 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.

Để giúp người dân phát hiện sớm tình trạng bệnh ĐTĐ, Bộ Y tế khuyến cáo những trường hợp sau đây nên thực hiện xét nghiệm để tầm soát bệnh ĐTĐ:

  1. Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:

– Có người thân đời thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) bị ĐTĐ;

– Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch;

– Tăng huyết áp;

– Rối loạn lipid máu;

– Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang;

– Ít hoạt động thể lực;

– Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin.

  1. Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm.
  2. Tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên.
  3. Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1- 3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.

Bạn có thể phòng tránh bệnh đái tháo đường type 2 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp (tăng cường rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế đồ ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ) kết hợp với luyện tập thể dục thể thao./.

Trả lời

viTiếng Việt