Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tuyên truyền y tế

Sơ cứu gãy xương: bạn nên biết!

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG: BẠN NÊN BIẾT!

Nguyễn Phước Lộc – Phòng KHTH

Gãy xương là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng tàn phế suốt đời, thậm chí đe dọa tính mạng của nạn nhân.Việc sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương. Theo Trung tâm huấn luyện nâng cao mô phỏng lâm sàng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn kỹ thuật sơ cứu gãy xương như sau:

Nguyên tắc sơ cứu:

  1. Cứu sống nạn nhân
  2. Ngăn tình trạng xấu đi
  3. Tạo thuận lợi quá trình hồi phục

Đánh giá ban đầu:

Danger: Nguy hiểm, phải chắc rằng vùng sơ cứu an toàn cho nạn nhân.

Respond: Phản ứng của nạn nhân, hỏi tên, kích thích đau, nếu không đáp ứng gọi hỗ trợ (send for help); nếu đáp ứng, đặt nạn nhân tư thế thoải mái và theo dõi nhịp thở.

Send for help: Gọi trợ giúp, những người xung quanh – gọi 115

Airway: Kiểm tra đường thở, mở miệng nạn nhân kiểm tra có dị vật hay không?

Nếu có dị vật, đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi và dùng tay lấy dị vật ra. Nếu không có dị vật, đặt nạn nhân tư thế nằm, nâng cằm và cổ ngửa nhẹ ra sau.

Breathing: Hô hấp, kiểm tra hô hấp bằng cách nhìn, nghe hoặc sờ cảm nhận sự di động của lồng ngực trong 10 giây liên tục. Nếu không bình thường, đảm bảo đã gọi cấp cứu, tiến hành hồi sức tim phổi. Nếu bình thường, đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi và theo dõi nhịp thở.

CPR: Hồi sức tim phổi, ấn ngực 30 nhát, hà hơi thổi ngạt 2 cái. Tiếp tục thực hiện tới khi cấp cứu đến hoặc nạn nhân hồi phục.

Defibrillator: Khử rung.

Các bước tiến hành sơ cứu gãy xương:

  1. DRSABCD
  2. Cầm máu và che phủ vết thương
  3. Kiểm tra xương gãy: kín hay hở
  4. Yêu cầu nạn nhân ít cử động
  5. Bất động xương gãy
  6. Kiểm tra dấu hiệu máu nuôi đến bàn tay, bàn chân
  7. Đảm bảo đã gọi trợ giúp y tế cấp cứu

Cầm máu và che phủ vết thương:

Nguyên tắc cầm máu: Phương tiện cầm máu phải đảm bảo kiểm soát nơi chảy máu nhưng không ảnh hưởng đến tưới máu chi.

Nguyên tắc che phủ vết thương:

  • Vết thương phải được che phủ;
  • Vật liệu che phủ càng sạch càng tốt;
  • Không cần thiết xối rửa vết thương trước khi che phủ;

Cầm máu và che phủ vết thương

Cởi hoặc cắt quần áo bộc lộ vết thương

Nâng chi bị thương lên cao hơn tim

Dùng băng gạc sạch ép mạnh trực tiếp vào vết thương

Cố định bằng băng cuộn /băng thun

Nếu vẫn còn chảy máu, đặt thêm 1 miếng gạc khác lên trên và băng chặt lại

Kiểm tra máu tuần hoàn ở phần chi dưới vết thương.

Kiểm tra xương gãy: kín hay hở

Nghĩ đến gãy xương hở khi:

Đầu xương gãy lộ ra ngoài

Vết thương gần chỗ gãy

Máu chảy từ vết thương có váng mỡ

Bất động xương gãy

Chi biến dạng tư thế nào thì bất động tư thế đó

  • Bất động qua 2 khớp: trên và dưới ổ gãy
  • Bất động không được gây chèn ép hay cản trở tuần hoàn chi:

+ Đặt nẹp có độn lót dọc theo trục chi;

+ Sử dụng băng bản rộng (nếu có) để buộc cố định;

+ Độn lót giữa nẹp và những nơi xương nhô dưới da.

  • Nếu nghi ngờ, luôn sơ cứu như gãy xương.

• KHÔNG NÊN thử hoặc tìm cách nắn, ép xương gãy vào vị trí.

Đặt nẹp chấn thương vùng gối

  • Bất động bằng nẹp đặt bên dưới gối
  • Độn lót vùng khoeo và gót chân
  • Cố định trên và dưới gối
  • Kiểm tra mạch mu chân và chày sau

Chấn thương cột sống

  • Không được biến các chấn thương cột sống không liệt thành liệt hoặc ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn
  • Luôn cực kỳ cẩn thận giữ đầu, cổ và cột sống thẳng hàng
  • Nếu bệnh nhân bị bất tỉnh vì chấn thương đầu, luôn xử trí như chấn thương cột sống

Tháo nón bảo hiểm

Chỉ tháo khi thật sự cần thiết:

  • Nạn nhân thở không hiệu quả
  • Đánh giá đường thở khó khăn
  • Nạn nhân nôn ói

Di chuyển nạn nhân

  • Không tổn thương thêm
  • Chỉ di chuyển khi cần thiết
  • Di chuyển càng ít càng tốt
  • Di chuyển cơ thể như 1 khối
  • Sử dụng kỹ thuật vận chuyển phù hợp
  • Chỉ một người ra hiệu lệnh

Tận dụng các vật liệu và phương tiện sẵn có cho việc sơ cứu./.

Trả lời

viTiếng Việt