Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tin tổng hợp

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trước đại dịch Covid-19

BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19

BS CKI Lương Minh Nhàn – Khoa Nội CB – Lão khoa

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như ở trong nước

Tại Việt Nam tính đến 6h ngày 18/04/2021 có 2785 ca nhiễm, tử vong 35 ca, bình phục 2475 ( Nguồn: Bộ Y tế )

Thế giới: 141 triệu ca nhiễm, tử vong 3,01 triệu, bình phục 80,4 triệu người ( Nguồn: Bộ Y tế).

Người cao tuổi (người cao tuổi) có nguy cơ mắc COVIC-19 cao hơn, bệnh nặng nề hơn, điều trị kéo dài hơn với chi phí tốn kém hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn.

Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi có 6,8 bệnh. Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra. Do đó việc phòng ngừa sự lây lan bệnh là giải pháp hàng đầu trong phòng chống dịch bệnh.

Sau đây là các biện pháp phòng bệnh cần được áp dụng hiện nay

  • ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
  • Hãy ở nhà:

Người cao tuổi hạn chế tối đa ra ngoài, đặc biệt với những người mắc các bệnh lý mạn tính như: bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành,…), bệnh phổi (hen phế quản, phổi mạn tính,…), bệnh đái tháo đường nên tuyệt đối ở nhà, vì đây là nhóm đối tượng nếu không may bị mắc COVID-19 thì dễ diễn biến nặng và nguy cơ tử vong cao.

Với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.

  • Rửa tay thường xuyên và giữ vệ sinh cá nhân, nơi ở

Rửa tay thường xuyên, nhiều lần trong ngày bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn; Sau khi ho, hắt hơi; Sau khi tháo khẩu trang; Sau khi chăm sóc người bệnh; Sau khi tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng, ho, hắt hơi của người khác; Trước các bữa ăn và trước khi chế biến thực phẩm; Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật; Sau khi đi vệ sinh…

  • Duy trì tập luyện thể dục phù hợp tại nhà

Người cao tuổi cần  luyện tập thể dục ngay cả khi không thể ra ngoài để mang lại sức mạnh về tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng.

  • Đảm bảo uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng đẩy đủ, hợp lý

Người cao tuổi uống từ 1,2 lít đến 1,8 lít nước một ngày, uống nước ấm, uống từng ngụm nhỏ, chia đều trong ngày cả khi không khát để giữ ẩm cho cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc.

Người cao tuổi ăn đủ, đa dạng thực phẩm; Ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm; Nên sử dụng các thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, nghệ, sả, nấm, trà xanh, sữa chua,…

  • Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính

Người cao tuổi có các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh phổi, bệnh tim mạch, huyết áp, … cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ; không tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc, tăng hoặc giảm liều thuốc.

Tự theo dõi sức khỏe của bản thân, khi có sự thay đổi nào dù nhỏ hay thoáng qua về sức khỏe phải báo ngay cho người thân để liên hệ với nhân viên y tế.

  • ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
  • Tuân thủ đúng những hướng dẫn về y tế

Người chăm sóc phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh cho bản thân như: vệ sinh tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, không tiếp xúc gần với người có nguy cơ lây bệnh, vệ sinh nơi ở thường xuyên, khai báo y tế theo quy định.

Không trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc gần với người cao tuổi khi người đó có biểu hiện bệnh đường hô hấp như ho, sốt, tức ngực, khó thở, … hoặc đi từ vùng dịch về.

Hạn chế người đến thăm tại nhà và nên bố trí nơi sinh hoạt riêng cho người cao tuổi.

  • Tìm hiểu thông tin sức khỏe của người cao tuổi

Tìm hiểu và biết người cao tuổi trong gia đình mắc bệnh gì và đang dùng thuốc gì, liên hệ với cơ sở y tế người cao tuổi đang điều trị để được tư vấn và cấp phát thuốc theo quy định.

  • Chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong gia đình

Các thành viên trong gia đình cần hiểu rõ về lịch trình sinh hoạt hàng ngày, chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thói quen của người cao tuổi để có thể phối hợp chăm sóc người cao tuổi hợp lý nhất.

  • Đảm bảo môi trường sống trong nhà cho người cao tuổi

Đảm bảo thực phẩm, vật dụng thiết yếu cho người cao tuổi; Giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp, thoáng khí, đủ ánh sáng; Bố trí đồ vật hợp lý để phòng tránh ngã.

Thường xuyên lau chùi các bề mặt đồ vật trong nhà, tay nắm cửa, sàn nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn.

  • Nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi

Thường xuyên nói chuyện động viên tinh thần với người cao tuổi; Khuyến khích, hướng dẫn người cao tuổi tập luyện tại nhà, hoạt động vừa sức để tạo hứng thú cho người cao tuổi; Cố gắng duy trì cuộc sống như thường ngày cho người cao tuổi nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

  • Thường xuyên tìm hiểu thông tin về tình hình dịch COVID-19 nơi người cao tuổi sinh sống

Cung cấp thông tin về dịch bệnh cho người cao tuổi nhưng tránh làm cho người cao tuổi có tâm lý hoang mang với những thông tin không chính xác.

Có số điện thoại của cơ sở y tế để được tư vấn sức khỏe khi cần.

Tóm lại:Người cao tuổi là đối tượng rất dễ mắc bệnh và diễn biến nặng khi có dịch COVID-19 xảy ra. Chú trọng phòng bệnh như: Ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài; thường xuyên rửa tay, vệ sinh nơi ở sạch sẽ; đeo khẩu trang khi bắt buộc phải đi ra ngoài, tránh tiếp xúc gần với người khác; bổ sung dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng, nâng cao đời sống tinh thần cũng như kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính hiện có để giúp người cao tuổi đối phó với dịch COVID-19 hiệu quả.

6 thoughts on “Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trước đại dịch Covid-19

Trả lời

viTiếng Việt