Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Bài viết Về Game nổ hũ

Chữa bệnh cảm mạo bằng phương pháp y học cổ truyền

CHỮA BỆNH CẢM MẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN

BS Nguyễn Thị Ánh Nguyệt- Khoa Nội YDCT-DL-VLTL

 

     Cảm mạo là nhiễm phải khí hậu trái thường của thời tiết, ví như mùa xuân đáng lẽ ấm mà lại rét, mùa hè đáng lẽ nóng mà lại lạnh, mùa thu đáng lẽ mát mà lại nóng, mùa đông đáng lẽ là rét mà lại ấm…

Theo Y học cổ truyền phân ra 2 chứng cảm: chứng biểu hàn và chứng biểu nhiệt

– Chứng biểu hàn: thường hay ho, ngạt mũi, nặng tiếng, đổ mồ hôi, sợ gió, sợ lạnh.

– Chứng biểu nhiệt: nóng nhiều hơn lạnh, không ra mồ hôi, sốt cao, khát nước nhiều, tiểu tiện ít

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CHUNG:

– Nghỉ ngơi 1 vài ngày

– Hạ sốt (thể biểu nhiệt), phát hãn (thể biểu hàn)

– Nâng sức đề kháng

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH :

1/  Thư giãn, ngủ sớm, giữ người ấm.

–  Ở thể phong hàn giữ người nóng , làm ra mồ hôi bằng nồi xông các loại có tinh dầu: bạc hà, kinh giới, tía tô, é tía, lá sả…

2/ Đánh gió vùng cổ gáy (các huyệt phong trì, đại chùy, kiên tĩnh…), đánh gió vùng lưng (các huyệt dọc 2 bên vùng lưng) để phát hãn, chỉ cần đánh hồng lên, không cần cạo mạnh gây xuất huyết dưới da.

3/ Cháo giải cảm: cháo gừng hành nóng

4/ Nước giải cảm: chưng cách thủy húng chanh, gừng

5/ Vitamin C

KẾT HỢP CHÂM CỨU, THUỐC THANG ĐIỀU TRỊ CẢM:

Các biện pháp trên người dân có thể tự thực hiện tại nhà, tuy nhiên cần kết hợp thêm các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại cùng thuốc thang để đạt hiệu quả điều trị cao và nhanh nhất, người dân cần đến khám và điều trị tại phòng khám Y học cổ truyền- Bệnh viện đa khoa Long An để được BS tư vấn các phương pháp điều trị thích hợp.

Trả lời

viTiếng Việt