BẢN TIN COVID-19 – 06 GIỜ 30 NGÀY 15/12/2021
Sáng 15/12: Hơn 7.700 ca COVID-19 nặng đang điều trị; TP HCM ứng phó với biến thể Omicron thế nào?
(Thứ tư 15/12/2021 07:18)
SKĐS – Đến nay đã có hơn 1,06 triệu ca COVID-19 ở Việt Nam khỏi bệnh; trong số các bệnh nhân đang điều trị có hơn 7.700 ca nặng; TP HCM đề ra 8 giải pháp ứng phó với biến thể Omicron; Đà Nẵng đến tận nhà tiêm vaccine phòng COVID-19 tại nhà cho những người già yếu…
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.443.648 , đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.641 ca nhiễm).
– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.438.207 ca, trong đó có 1.057.619 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (489.165), Bình Dương (287.908), Đồng Nai (92.911), Tây Ninh (40.546), Long An (39.392).
– Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.060.436 ca
– Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.779 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.364 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.292 ca; Thở máy không xâm lấn: 169 ca; Thở máy xâm lấn: 935 ca; ECMO: 19 ca
– Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 233 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.333 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
– Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: – Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.115.361 mẫu cho 71.472.525 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều đã được tiêm là 133.631.226 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.018.674 liều, tiêm mũi 2 là 58.612.552 liều.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 15/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 271.662.606 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.335.467 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 563.384 và 6.463 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 244.174.413 người, 22.152.726 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 89.554 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 563.000 ca mắc COVID-19 và 6.463 ca tử vong. Ca mắc biến thể Omicron tăng gấp đôi mỗi 2 ngày ở Anh và hiện chiếm 3% ca mới tại Mỹ.
Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 85.947 ca; Pháp đứng thứ hai với 63.405 ca; tiếp theo là Anh (59.610 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.145 người chết trong ngày; tiếp theo là Mỹ (1.145 ca) và Đức (575 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 51.112.734 người, trong đó có 820.753 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.710.630 ca nhiễm, bao gồm 475.888 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.191.949 ca bệnh và 616.980 ca tử vong.
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 83,25 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với trên 78,77 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận gần 60,92 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,22 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 9,07 triệu ca và châu Đại Dương trên 393.000 ca nhiễm.
TP HCM: 8 giải pháp ứng phó với biến thể Omicron
Ngày 14/ 12, UBND TPHCM ban hành kế hoạch xây dựng thế trận y tế ứng phó với tại TPHCM với mục tiêu triển khai hiệu quả các biện pháp ngăn chặn biến thể xâm nhập và phát hiện sớm nhất sự xuất hiện của biến thể Omicron tại thành phố.
Kế hoạch này đồng thời chuấn bị sẵn sàng các phương án kiếm soát, can thiệp kịp thời, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh đối với sức khỏe người dân và hoạt động kinh tế – xã hội nếu xuất hiện biến thể.
Theo đó, TPHCM đưa ra 8 giải pháp ứng phó với biến thể Omicron
Thứ nhất, tăng cường giám sát kiểm dịch tại cửa khẩu hàng không, hàng hải.
Thứ hai, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc biến thể Omicron tại địa bàn dân cư, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp.
Thứ ba, tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm biến thể Omicron, thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen tất cả các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 thuộc nhóm người nhập cảnh trong vòng 28 ngày và người tái mắc Covid-19.
Thứ tư, tăng cường cập nhật thông tin liên tục trên thế giới về biến thể Omicron để có đánh giá đúng mức về sự nguy hiểm, chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và tổ chức truyền thông phù hợp, hiệu quả.
Thứ năm, triển khai đầy đủ, kịp thời việc tiêm vaccine Covid-19 liều bổ sung, liều nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thứ sáu, kiện toàn và triển khai đồng bộ hệ thống kiểm dịch từ cấp thành phố đến cấp huyện và cấp xã; ứng phó linh hoạt tùy thuộc theo cấp độ nguy hiểm của dịch do biến thể Omicron gây ra
Thứ bảy, tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng.
Thứ tám, xây dựng kế hoạch triển khai bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở thu dung, điều tri Covid-19 ở cấp huyện, sẵn sàng kích hoạt và đưa vào hoạt động ngay khi có yêu cầu.
UBND TPHCM giao Sở Y tế phối hợp với các cơ quan quản lý cửa khẩu và các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp giám sát, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu theo các quy định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia. Phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Sở Du lịch triển khai các biện pháp cách ly kiểm dịch, xét nghiệm bắt buộc với người nhập cảnh theo quy định.
Bên cạnh đó, triển khai các biện pháp giám sát, xét nghiệm để phát hiện sớm nhất sự xuất hiện biến thể Omicron tại thành phố. Tăng cường phối hợp với những đơn vị chuyên môn (Viện Pasteur, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford tại TP HCM (OUCRU),…) thực hiện việc giải trình tự gen và chuẩn bị các phương án sẵn sàng triển khai các bệnh viện dã chiến và các cơ sở thu dung điều trị tầng 2, tầng 3.
Giao các đơn vị Công an Thành phố; Bộ Tư lệnh Thành phố; Bộ đội Biên phòng Thành phố; Sở TT-TT; Thành Đoàn; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại các địa phương và tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp chủ động sẵn sàng ứng phó với biến thể Omicron.
Đà Nẵng: Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại nhà cho những người già yếu
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP Đà Nẵng bàn các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố, liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho hay, theo số liệu thống kê của ngành y tế, vẫn còn một số trường hợp chưa được tiêm mũi 1 vaccine, dù những người này mong muốn được tiêm, đa số là những trường hợp lớn tuổi, khó khăn trong việc di chuyển.
Do đó, ngành y tế cần sớm tổ chức điểm tiêm vaccine lưu động và đến tận nhà để tiêm cho những trường hợp không thể di chuyển đến các điểm tiêm.
Cộng dồn từ ngày 16/10 đến nay, thành phố ghi nhận 3.394 ca mắc COVID-19, trong đó 150 ca ngoại tỉnh. Trong ngày 14/12, ngành Y tế tổ chức xét nghiệm 20.877 lượt người. Các cơ sở y tế đang điều trị 1.860 bệnh nhân, 21 bệnh nhân đang điều trị tại nhà, 157 bệnh nhân khỏi bệnh.
Đến nay, Đà Nẵng đã tiêm vaccine phòng COVID-19 được 1.886.184 liều, trong đó 966.683 người được tiêm mũi 1 và 919.501 người tiêm mũi 2.
Cà Mau lập kỷ lục với hơn 1.000 ca COVID-19, cao nhất nước
, trong đó có đến 859 ca COVID-19 cộng đồng. Tính đến ngày 14/12, Cà Mau đã có 18.237 ca mắc Covid-19; hiện đang điều trị 9.083 ca; trong ngày 4 ca tử vong, cộng dồn 76 ca.
Đồng Tháp có số ca mắc COVID-19 mới cao với 734 người, trong đó có 291 ca cộng đồng. Trong ngày thêm 10 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 375.
Cần Thơ có thêm 692 ca mắc COVID-19 và 1.198 ca được điều trị khỏi (số ca khỏi trong ngày cao nhất các tỉnh miền Tây). Từ ngày 8/7 đến nay, TP này đã có 38.950 ca mắc Covid-19, đã điều trị khỏi 22.241 ca.
Vĩnh Long ghi nhận 596 ca mắc COVID-19, trong đó 338 ca cộng đồng; trong ngày thêm 7 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 168.
Bến Tre ghi nhận thêm 562 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 540 ca cộng đồng. Trong ngày tử vong 3 ca, số ca tử vong cộng dồn 93.
Sóc Trăng có thêm 488 ca mắc COVID-19, và có 9 ca tử vong. Đến nay tỉnh đã có 25.682 ca mắc, trong đó có 19.785 ca khỏi bệnh, 183 ca tử vong.
Bạc Liêu có 475 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 244 ca cộng đồng. Số ca tử vong trong ngày 7, nâng số tử vong lên 176 trường hợp.
Trà Vinh ghi nhận 465 ca mắc COVID-19, trong đó 431 ca cộng đồng. Trong ngày có 3 trường hợp tử vong, nâng số ca tử vong lên 80. Tổng ca mắc cộng dồn 12.928, đã điều trị khỏi 3.333 ca.
Tiền Giang có 402 ca COVID-19, trong đó 59 ca cộng đồng, 343 ca trong khu cách ly, trong ngày ghi nhận 10 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 694.
Kiên Giang phát hiện 353 ca mắc COVID-19 trong đó 128 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 25.268, ca điều trị khỏi 22.078.
An Giang ghi nhận 294 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 203 ca cộng đồng. Trong ngày địa phương này ghi nhận 27 trường hợp tử vong, lũy kế ca tử vong 674.
Cùng với 2 đoàn chuyên gia đã cử đến An Giang trước đó, ngày 14/12, BV Bạch Mai đã điều động chuyên gia hàng đầu về hồi sức cấp cứu đến An Giang hỗ trợ địa phương trong công tác phòng chống dịch.