Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tin tức Covid-19

BẢN TIN COVID-19 – 06 GIỜ 30 NGÀY 20/01/2022

Sáng 20/1: Gần 5.600 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Tăng cường giám sát các trường hợp nhập cảnh

(Thứ năm 20/01/2022 07:25)

SKĐS – Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước đã có gần 1,79 triệu ca mắc COVID-19 khỏi bệnh; trong số các bệnh nhân đang điều trị có gần 5.600 ca nặng; AstraZeneca tích cực triển khai hợp tác vaccine và thuốc điều trị với Việt Nam; Tăng cường giám sát các trường hợp nhập cảnh, giám sát cộng đồng…

AstraZeneca tích cực triển khai hợp tác vaccine và thuốc điều trị với Việt Nam

Chiều 19/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp xã giao Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty AstraZeneca Việt Nam và các thị trường châu Á mới nổi, ông Nitin Kapoor.

Tham dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng đánh giá cao vai trò và những đóng góp của Tập đoàn AstraZeneca trong cuộc chiến chống COVID-19 trên phạm vi toàn cầu và tại Việt Nam. Thủ tướng hoan nghênh Công ty AstraZeneca Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan để hoàn thành trước thời hạn cam kết cung ứng đầy đủ 30 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam trong năm 2021, góp phần giúp Việt Nam triển khai thành công chiến lược vaccine, kịp thời chuyển trạng thái sang thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả COVID-19.

Cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm và dành thời gian tiếp đoàn, ông Nitin Kapoor đánh giá cao nỗ lực quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong ngoại giao vaccine và phòng chống dịch bệnh.

Ông khẳng định Việt Nam là hình mẫu điển hình trên thế giới trong kiểm soát dịch bệnh và quyết định mở cửa của Chính phủ là vô cùng kịp thời, tạo cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Đại diện AstraZeneca Việt Nam cũng đánh giá cao những chính sách phục hồi kinh tế-xã hội của Chính phủ, nỗ lực cải cách và các biện pháp hỗ trợ như gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng mà Việt Nam vừa thông qua.

Tập đoàn AstraZeneca hiện đang đẩy nhanh dự án chuyển giao công nghệ sản xuất gia công thuốc biệt dược gốc tại Việt Nam trị giá 90 triệu USD và đang lựa chọn đối tác để chuyển giao công nghệ vaccine cho Việt Nam, giúp người dân Việt Nam tiếp cận tốt hơn với dược phẩm chất lượng cao được sản xuất ngay trong nước.

Với mong muốn đóng góp hơn nữa cho công tác phòng chống dịch COVID-19, thể hiện tình cảm của Tập đoàn đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ông Nitin Kapoor cho biết Tập đoàn đang xem xét tiếp tục giảm giá vaccine cho Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn nghĩa cử và hoan nghênh tinh thần chung tay của Tập đoàn AstraZeneca cùng Chính phủ và nhân dân Việt Nam vượt qua dịch bệnh. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tích cực triển khai các dự án đầu tư đã cam kết, tiếp tục cung cấp các loại vaccine và thuốc điều trị COVID-19 thế hệ mới cho Việt Nam để nâng cao khả năng bảo vệ trước các biến chủng mới cũng như chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để Tập đoàn triển khai các dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ dược phẩm tại Việt Nam; đề nghị AstraZeneca tiếp tục đồng hành vào sự phát triển của ngành y tế Việt Nam, là minh chứng và củng cố mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.

Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ phát huy vai trò là đại diện Tập đoàn ở Việt Nam và ở khu vực, tích cực triển khai các thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và AstraZeneca, đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trở thành trung tâm dược phẩm hàng đầu trong khu vực.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.078.087 , đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.056 ca nhiễm).

– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.071.658 ca, trong đó có 1.786.371 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.950), Bình Dương (292.950), Đồng Nai (99.465), Hà Nội (97.026), Tây Ninh (86.314).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.789.188 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.588 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 3.971 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 769 ca; Thở máy không xâm lấn: 142 ca; Thở máy xâm lấn: 686 ca; ECMO: 20 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 164 ca.

– Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.114 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

– Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.663.218 mẫu tương đương 76.466.675 lượt người, tăng 54.122 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều đã được tiêm là 171.638.597 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.711.478 liều, tiêm mũi 2 là 72.947.487 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 19.979.632 liều.

Tăng cường giám sát các trường hợp nhập cảnh, giám sát cộng đồng

Bộ Y tế cho biết trong 7 ngày qua, các địa phương ghi nhận số mắc COVID-19 trong cộng đồng tăng so với 7 ngày trước đó: TP. Đà Nẵng tăng 2.658 ca, TP. Hà Nội tăng 3.509 ca; các địa phương ghi nhận số mắc trong cộng đồng giảm: TP. Hải Phòng (giảm 1.338 ca), TP HCM (giảm 1.081 ca), Khánh Hòa (giảm 1.020 ca).

Bộ Y tế đề nghị các địa phương , giám sát cộng đồng thực hiện việc cách ly, giám sát y tế, giám sát sự biến chủng của virus SARS-CoV-2.

Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, điều tra truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá nguy cơ và áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa phù hợp, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Mở rộng việc cách ly, quản lý điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại nhà, nơi lưu trú, thu hẹp dần các khu cách ly tập trung.

Từ đầu tháng 1/2021 đến nay, tỉnh Điện Biên đã ghi nhận tới gần 890 ca COVID-19 và hiện đang điều trị 841 bệnh nhân. Hiện nay, các lực lượng chức năng của tỉnh vẫn đang tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch, xác minh nguồn lây, điều tra truy vết, thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 theo quy định.

Xác định thời điểm cận Tết, hàng chục nghìn công dân đi học, đi làm ăn xa sẽ trở về quê, do vậy tỉnh Điện Biên vừa thành lập bổ sung thêm 1 trạm khai báo y tế tại khu vực đèo Pha Đin để phân luồng, giảm tải, tránh ùn tắc cho người và phương tiện lưu thông ra, vào địa bàn.

Trạm khai báo y tế bổ sung được thành lập tại chân đèo Pha Đin (km 376 + 200, Quốc lộ 6), thuộc địa phận bản Hua Cá, xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Chỉ thị về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Trong đó, yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người về quê ăn Tết.

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu cách ly, theo dõi tại nhà 14 ngày đối với người dân về từ vùng đỏ, vùng cam, chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

Người về từ vùng xanh và vùng vàng, không tính đến tình trạng tiêm vaccine hoặc vùng cam đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19, người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương thì tự theo dõi sức khỏe 14 ngày.

Đối với người về từ vùng cam tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19, người về từ vùng đỏ đã tiêm đủ liều vaccine thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày.

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Yên Bái – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Yên Bái, từ 18h ngày 18/1 đến 18h ngày 19/1/2022, tỉnh Yên Bái ghi nhận 110 ca mắc mới.

Đáng chú ý, trong số đó có 31 ca mắc COVID-19 qua lấy mẫu giám sát cộng đồng tại xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn; 3 trường hợp mắc tại cộng đồng tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái và xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 20/1 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 338.369.256 ca, trong đó có 5.579.889 người tử vong.

Các nước cũng ghi nhận trên 272.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 59 triệu ca và trên 96.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 19/1, thế giới có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 84 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 500.000 ca), Pháp cũng lần đầu tiên kể từ đầu dịch tới nay chứng kiến trên 400.000 ca/ngày, trong khi Mỹ cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.000 ca.

Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 8 tháng qua, với 282.970 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 37,9 triệu ca, cao thứ hai sau Mỹ. Số ca tử vong trong ngày cũng lên tới 441 ca, mức cao nhất trong ngày kể từ đầu năm 2022 đến nay.

Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 51.779 ca mắc mới COVID-19 và 262 ca tử vong. Tổng số ca bệnh ở khu vực này tới nay vượt 15.915.886 trường hợp và 311.029 ca tử vong.

Trả lời

viTiếng Việt