Bệnh gout và chế độ dinh dưỡng
BỆNH GOUT VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
Nguyễn Thị Quỳnh Như – Khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp
Bệnh gout vốn được mệnh danh là căn “ bệnh nhà giàu” nhưng hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở người trẻ.
1/ Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến ăn uống do nồng độ acid uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của acid uric) hoặc tinh thể acid uric. Nếu lắng đọng ở khớp (sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Thường khởi phát ở nam giới tuổi từ 40-60 và ở nữ giới sau mãn kinh.
2/ Chế độ dinh dưỡng
Các nguyên tắc cơ bản điều trị bệnh gout:
- Hạn chế thức ăn nhiều nhân purin như: thịt, cá nạc, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, nước luộc thịt, đậu đỗ, bắp cải, nấm, măng tây,… vì purin sẽ làm tăng acid uric trong máu.
- Hạn chế thức uống có chứa nhiều nhân purin kiềm như bia, cà phê…
- Nên bỏ hẳn rượu, bia. Hạn chế trà, cà phê.
- Người bệnh béo phì nên giảm cân từ từ, không nên giảm quá nhanh.
- Ăn ít chất đạm chỉ nên cung cấp 10% đạm trong tổng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn và thực phẩm có chứa nhiều nhân purin vừa giảm được tổng hợp acid uric và vừa giảm được gánh nặng cho thận về đào thải acid uric.
- Uống nhiều nước 2 lít/ngày.
- Nên dùng trứng và các sản phẩm từ sữa
Bảng: Hàm lượng purin trong 100g thức ăn
Tóm lại: nên dùng nhóm I, hạn chế nhóm II, không dùng nhóm III