Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tin tổng hợp

Bharat Biotech và Công ty Đức Minh tặng 200.000 liều vaccine Covaxin cho trẻ em Việt Nam

Công ty Bharat Biotech đã được Đại sứ quán Việt Nam mời gặp gỡ trực tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, để thảo luận về hợp tác, cung ứng và chuyển giao công nghệ, trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ ngày 15/12 vừa qua.

Theo ông Suchitra Ella, Giám đốc điều hành chung của Bharat Biotech, đây là một cử chỉ thiện chí để thúc đẩy chương trình tiêm chủng quốc gia nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Ông Ella cho biết rất vinh dự đối với Bharat Biotech khi được Chính phủ Việt Nam hợp tác và mong muốn sự đóng góp của vaccine Covaxin sẽ giúp thúc đẩy chương trình tiêm chủng quốc gia và phục hồi sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.

“Chúng tôi tin tưởng vaccine là rất quan trọng đối với sức khỏe quốc gia và tôi hy vọng tất cả trẻ em Việt Nam sẽ được tiếp cận với vaccine Covaxin rộng rãi, an toàn và hiệu quả”, ông Ella nói.

Hiện Bharat Biotech đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của Covaxin cho trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 18 tuổi. Dữ liệu đã được đệ trình lên Tổ chức Kiểm soát Tiêu chuẩn thuốc Trung ương của Ấn Độ (CDSCO) và đang chờ đợi phê duyệt cuối cùng. Khi được phê duyệt, trẻ em cũng sẽ được tiêm bằng vaccine Covaxin.

Được biết, Covaxin điều chế bằng công nghệ virus bất hoạt, đưa SARS-CoV-2 đã ngừng hoạt động vào cơ thể để đào tạo hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại mầm bệnh.

Covaxin không cần bảo quản ở điều kiện phức tạp, có thể lưu trữ ổn định với nhiệt độ 2-8 độ C trong tủ lạnh y tế thông thường. Vì vậy, nó được chấp thuận tại nhiều nước đang phát triển, thu nhập thấp để giải quyết các thách thức về mặt hậu cần.

Bharat Biotech dự trữ sẵn 20 triệu liều Covaxin cho Ấn Độ, đang sản xuất thêm 700 triệu liều tại 4 cơ sở ở hai thành phố vào cuối 2021, có thể cung cấp 300 triệu liều vaccine nội địa mỗi năm.

Công ty cũng sở hữu 145 bằng sáng chế và quyền sản xuất vaccine viêm gan B, vaccine rota, thương hàn, đồng thời phát triển vaccine cho các bệnh về virus như chikungunya và Zika.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 3/11 phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 Covaxin, do Công ty Bharat Biotech hợp tác phát triển với Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ thuộc chính phủ.

Tại Việt Nam, loại vaccine chống COVID-19 này đã được phê duyệt trong danh sách sử dụng khẩn cấp hồi tháng 11 vừa qua.

Covaxin được đánh giá thông qua phản ứng trung hòa kháng thể chống lại một số chủng COVID-19 gây lo ngại như Delta, Alpha, Beta, Gamma, với tỷ lệ hiệu quả là 78% ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào, sau khi tiêm đủ hai mũi từ 14 ngày trở lên.

Theo WHO, Covaxin rất phù hợp với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình do yêu cầu bảo quản tương đối dễ dàng. Quyết định phê duyệt Covaxin cũng được đưa ra trong bối cảnh WHO đặt mục tiêu tạo động lực mới cho nền tảng phân phối vaccine Covax, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vaccine của các nước nghèo.

Theo số liệu từ dự án Our World in Data của Đại học Oxford hồi đầu tháng, tính trên toàn thế giới, khoảng 75% số liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng là tại những quốc gia thu nhập cao và trên trung bình, trong khi các nước thu nhập thấp chỉ chiếm 0,6%.

Giới quan sát đánh giá quyết định phê duyệt Covaxin của WHO có thể mở đường để Ấn Độ nối lại cung cấp vaccine COVID-19 cho chương trình Covax, thắp lên hy vọng đối với các nước nghèo giữa lúc đại dịch vẫn hoành hành trên thế giới.

Từ lâu, Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu về sản xuất vaccine. Các hãng dược nước này cung cấp hơn 50% nhu cầu thế giới về các loại vaccine khác nhau.

Lợi thế đầu tiên của Ấn Độ trong ngành công nghiệp vaccine là năng lực và quy mô sản xuất lớn. Các nhà sản xuất chủ lực của Ấn Độ, bao gồm SII, Bharat Biotech, Panacea Biotec, Sanofi Shantha Biotechnics, Biological E, Hester Biosciences và Zydus Cadila có thể cung ứng tổng cộng 8,2 tỷ liều vaccine khác nhau mỗi năm.

Tại Việt Nam, Bharat Biotech đã và đang làm việc với Công ty cổ phần Y tế Đức Minh, hướng tới thương mại hóa INDIRAB (vaccine phòng bệnh dại bất hoạt). Bharat Biotech cũng đã cung cấp INDIRAB để hỗ trợ vaccine trong chương trình phòng bệnh dại tại Việt Nam.

Trả lời

viTiếng Việt