Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tin tức Covid-19

Biến thể phụ BA.5 lây lan nhanh thế nào? Hiệu quả bảo vệ sau tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 ở cả 5 cấp độ

SKĐS – Biến thể phụ BA.5 của Omicron được cho là có khả năng lây lan nhanh đã xâm nhập vào Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo biến chủng mới có thể làm dịch bệnh phức tạp và gia tăng trở lại… Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều.

Chỉ còn 16 bệnh nhân COVID-19 nặng, con số thấp nhất trong 1 năm qua

Theo Bộ Y tế, ngày 27/6 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 637 ca nhiễm mới ều ở trong nước (tăng 80 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 598 ca trong cộng đồng). Hà Nội tăng gần 20 ca COVID-19 so với ngày trước đó với 188 ca, tiếp đến Hải Phòng tăng 64 ca;, Đà Nẵng tăng 48 ca, Yên Bái tăng 20 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua có sự tăng nhẹ lên: 697 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.744.085 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.447 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.736.318 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.605.226), TP. Hồ Chí Minh (610.032), Nghệ An (485.541), Bắc Giang (387.725), Bình Dương (383.801).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.656.467 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.044.534 trường hợp, trong đó số bệnh nhân đang thở ô xy là 16 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 11 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca. Không còn trường hợp nào phải can thiệp ECMO. Đây là con số bệnh nhân nặng thấp nhất trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 ở nước ta 1 năm qua.

Các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đã chỉ ra rằng, hiệu quả bảo vệ của vaccine để phòng mắc COVID-19 là trên 50%. Ảnh: Trần Minh.

Biến thể phụ BA.5 khiến ca mắc COVID-19 gia tăng

Tại buổi gặp mặt cung cấp thông tin y tế chiều 27/6, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết Việt Nam đã có sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5 của Omicron, có khả năng lấn át biến thể phụ đang phổ biến ở nước ta là BA.2.

“Tuy nhiên, đây là điều tất yếu khi người dân giao lưu, đi lại trong bối cảnh bình thường mới. Qua một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu, biến chủng BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn BA.1 và BA.2 trước đó” – Cục trưởng Phan Trọng Lân nói.

Tại các nước châu Âu và châu Mỹ, BA.4 và BA.5 là hai thủ phạm khiến họ đối mặt hàng loạt làn sóng COVID-19 mới. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 14/6 thông báo tính đến ngày 11/6, có tới hơn 21% số ca mắc COVID-19 tại nước này là do nhiễm hai dòng phụ của biến thể Omicron là BA.4 và BA.5; số ca mắc mới COVID-19 trong vòng 7 ngày (tính đến ngày 11/6) tại Mỹ là 105.615 ca, tăng 6,7% so với 1 tuần trước đó.

Số ca nhiễm COVID-19 tăng lại ở Singapore. Có đến 45% ca nhiễm trong cộng đồng trong tuần qua là do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron gây ra, tỉ lệ này tuần trước đó là 30%.

Hai dòng phụ có khả năng lây lan cao này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách theo dõi hồi tháng 3 và được coi là biến thể đáng quan ngại ở châu Âu. Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu cảnh báo các dòng phụ mới này đang lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác, có thể dẫn tới số ca nhập viện cao hơn nếu trở thành các biến thể chủ đạo trong khu vực.

Tại buổi gặp mặt, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhận định thế giới vẫn trong đại dịch. Đồng thời, WHO cảnh báo biến chủng mới có thể làm dịch bệnh phức tạp và gia tăng trở lại. Vì thế, các nước vẫn cần tiếp tục duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine, giám sát trọng điểm,…

Hiệu quả bảo vệ sau tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ

TS Vương Ánh Dương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam, Hệ thống quản lý điều trị COVID-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế ghi nhận: Trong số 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19 có tới 52,8% số tử vong là chưa tiêm vaccine phòng COVID-19; 29.8% đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine và chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi.

“Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản”- TS Dương nói.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới và trong đó có nghiên cứu của Việt Nam cũng chỉ ra kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng Omicron. Do vậy việc tiêm mũi 4 đặc biệt hữu ích đối với những người: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng;

Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Về hiệu quả bảo vệ của vaccine, TS Vương Ánh Dương cho biết thêm: Các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đã chỉ ra rằng, hiệu quả bảo vệ của vaccine để phòng mắc COVID-19 là trên 50%.

Cụ thể, một nghiên cứu gần đây do Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới NEJM công bố, cho thấy hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh, bao gồm hiệu quả bảo vệ khỏi mắc bệnh, mắc bệnh có triệu chứng, mắc bệnh phải nhập viện, mắc bệnh nhập viện thể nặng nguy kịch và mắc bệnh dẫn đến tử vong, cụ thể như sau:

Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 là 52%; Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc ở thể nhẹ có triệu chứng là 61%; Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc COVID-19 là 72%; Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 ở thể nặng, nguy kịch là 64%; Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 là 76%.

Thái Bình

Trả lời

viTiếng Việt