Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tin y tế

Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não

BỘ Y TẾ BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO

Nguyễn Phước Lộc – P.KHTH

Ngày 23/12/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành Quyết định số 5331/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não”. Theo đó, quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Đột quỵ não (thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch não) có hai thể lâm sàng chính:

đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính được đặc trưng bởi sự mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não do tắc nghẽn mạch bởi huyết khối hoặc cục tắc ở động mạch não, dẫn đến mất chức năng thần kinh tương ứng. Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là nhồi máu não (NMN) phổ biến hơn đột quỵ xuất huyết não (XHN) mà nguyên nhân là do nứt vỡ các động mạch trong não.

Đột quỵ thiếu máu não là hậu quả của các nguyên nhân gây giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu (huyết khối ngoại sọ hoặc nội sọ gây lấp mạch). Thiếu máu cục bộ và tổn thương tế bào thần kinh không hồi phục khi lưu lượng máu não dưới 18 ml/100g mô não/phút, tế bào chết nhanh chóng khi lưu lượng máu dưới 10ml/100g mô não/phút.

Dưới đây là các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não đã được Bộ Y tế ban hành:

Các yếu tố nguy cơ không thay đổi bao gồm: tuổi, chủng tộc, giới tính, tiền sử đau nửa đầu kiểu migrain, loạn sản xơ cơ và di truyền (gia đình có người bị đột quỵ hoặc bị các cơn thiếu máu não thoáng qua).

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi: tăng huyết áp (quan trọng nhất), đái tháo đường, bệnh tim, rối loạn lipid máu, thiếu máu não thoáng qua, hẹp động mạch cảnh, tăng homocystine máu, các vấn đề về lối sống (uống rượu quá mức, hút thuốc lá, sử dụng ma tuý, ít hoạt động thể lực), béo phì, dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormon sau mãn kinh, bệnh hồng cầu hình liềm.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề cập tới các nguyên nhân khác gây đột quỵ não như: tắc động mạch lớn, đột quỵ ổ khuyết, đột quỵ do cục tắc (emboli) và đột quỵ do huyết khối.

Các dấu hiệu thường gặp, đơn giản của đột quỵ và gọi ngay cấp cứu khi xuất hiện đột ngột của một trong các dấu hiệu sau:

– Tê hoặc yếu mặt, tay, chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể;

– Rối loạn ý thức;

– Khó nói hoặc không hiểu đƣợc câu lệnh;

– Mất thị lực một hoặc hai mắt;

– Khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thất điều;

– Đau đầu dữ dội không rõ ngyên nhân

Năm 2013, ASA đưa ra thuật ngữ FAST để mô tả các dấu hiệu cảnh báo đột quỳ cho người dân:

– F (face): mặt bị liệt (méo, lệch)

– A (arm): tay cử động khó khăn (yếu tay)

– S (speech): nói khó

– T (time): khi có 3 dấu hiệu trên, thời gian (time) lúc này quý hơn vàng, cần gọi ngay cấp cứu./.

Trả lời

viTiếng Việt