Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Bài viết Về Game nổ hũ

Các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng và nướu

CÁC THÓI QUEN XẤU ẢNH HƯỞNG ĐẾN RĂNG VÀ NƯỚU

BSCKI Võ Thị Cẩm Dung – TK Khoa RHM

Những thói quen xấu ảnh hưởng rất lớn đến răng miệng trẻ. Chúng tạo ra những di chuyển răng ngoài ý muốn, gây ra những lệch lạch về răng và hàm mặt. Thông thường thời gian tác động của các thói quen này kéo dài mà trẻ không hề hay biết. Vì vậy, việc nhận định sớm và khắc phục những thói quen xấu này trở thành một vấn đề cần được quan tâm. Dưới đây là một số thói quen xấu phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe răng nướu và cách khắc phục những thói quen này.

  1. Mút tay

 

Trẻ em thường có thói quen đưa ngón tay vào miệng bởi vì ngón tay là vật mềm, ấm tạo được sự thoải mái, dễ chiụ cũng như có thể thay thế được người mẹ nhất là khi trẻ đói hoặc cảm thấy bất an.

Thói quen mút tay không ảnh hưởng lâu dài đến răng trong thời kỳ răng sữa. Phần lớn trẻ 4-5 tuổi tự bỏ thói quen này. Tuy nhiên, nếu thói quen kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến trẻ:

  • Răng trên thưa và nghiêng về phía môi
  • Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi
  • Cắn hở vùng răng trước
  • Nhiễm khuẩn từ ngón tay

Điều trị :

–  Nhắc nhở, nói chuyện trực tiếp với trẻ về thói quen này.

–  Dùng biện pháp “nhắc nhở” : thoa chất có mùi hoặc dán băng keo không thấm nước, vải vào ngón tay.

–  Dùng miếng băng đàn hồi quấn vào khuỷa tay của trẻ ngăn không cho đưa tay vào miệng.

–  Nếu tất cả biện pháp trên thất bại, đến nha sĩ, dùng khí cụ ngăn trẻ mút tay.

2. Cắn móng tay, cắn bút :

Cắn bút
Cắn móng tay

Cắn bút và cắn móng tay rất có hại vì:

  • Trầy xước mô mềm quanh miệng
  • Dễ làm răng mòn, nứt, lâu ngày ảnh hưởng tới tủy
  • Mỏi khớp thái dương, giảm sức nhai , ảnh hưởng đến phát âm
  • Nhiễm khuẩn từ móng tay, bút
Trầy xước mô quanh miệng
Răng mòn, mẻ

Điều trị

Phần lớn trẻ cắn móng tay, cắn bút là do tình trạng tinh thần căng thẳng lo âu. Hành động cắn móng tay, cắn bút hoặc làm những tật xấu khác làm cho trẻ bớt cô đơn, buồn chán.Chìa khóa để giải quyết vấn đề là người thân, thầy cô nhắc nhở nhẹ nhàng, giải thích tác hại cho trẻ hiểu.

3. Mút môi dưới

Thói quen mút môi dưới thường xảy ở những trẻ có cắn chìa răng trên nhiều hay trẻ lúc căng thẳng, lo lắng

Độ cắn chìa răng trên rõ rệt làm cho trẻ cắn môi dưới

Hậu quả của việc mút môi dưới:

–  Môi nứt nẻ, dễ bị bội nhiễm (hình a)

–  Răng cửa dưới nghiêng ra sau, răng cửa trên nghiêng ra trước( hình b)

Hình a
Hình b

Điều trị:

–  Giải thích cho trẻ hiểu về tác hại của mút ngón tay và nhắc nhở khuyên can trẻ

–  Nếu không, có thể dùng khí cụ chỉnh hình để giảm độ cắn chìa của trẻ

  1. Nghiến răng:

-Nghiến răng là sự nghiền các răng lại với nhau rất mạnh. Việc nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm, có khi trẻ nghiến cả vào ban ngày.

-Thông thường, trẻ hiếm khi nhận ra mình nghiến răng

-Hậu quả của nghiến răng:

           -Thân răng cối phẳng, mặt trong các răng trước trên mòn ( hình c+hình d)

·          -Nếu siết chặt mạnh, vỡ men bờ cắn mặt ngoài răng trước hàm dưới và mặt trong răng trước hàm trên.

Hình c
Hình d

Điều trị:

–  Ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp hay vĩnh viễn,đeo máng cao su mềm để hai hàm không chạm vào nhau lúc ngủ

–  Ở giai đoạn răng sữa, đặt mão để phục hồi

5. Thở miệng:

Thông thường thở miệng xảy có thể do

o   Đường mũi cản trở

o   Khuôn mặt dài,hẹp (phần mũi- hầu hẹp)

o   Thói quen của trẻ

Biểu hiện:

  • Khuôn mặt dài và hẹp
  • Các răng cửa hàm trên nhô ra phía trước
  • Cung hàm trên có hình chữ V, vòm khẩu cao.
  • Viêm nướu răng phía trước hàm trên

Điều trị:

–  Có thể sẽ hết khi trẻ trưởng thành, sau khi loại bỏ các tắc nghẽn

– Nếu loại trừ các tắc nghẽn mà trẻ vẫn tiếp tục thở miệng thì có thể dùng khí cụ ngăn không cho không khí qua đường miệng ngăn trẻ thở miệng

  1. Đẩy lưỡi:

Đẫy lưỡi là đặt đầu lưỡi về phía trước, chêm giữa các răng cửa trên và dưới lúc nuốt.

Biểu hiện:

  • Các răng trước trên và dưới nghiêng ra phía trước và thưa nhau
  • Có khi cắn hở

Điều trị:

–  Xem xét thời gian đẩy lưỡi/ 1 ngày ,nếu khoảng 8-14h/ 1 ngày thì xem xét điều trị

–  Dùng khí cụ để ngăn vị trí bất thường về chức năng và vị trí của lưỡi            

 

Tài liệu tham khảo:

Giáo trình bộ môn Răng Trẻ Em Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Giáo trình bộ môn Chỉnh Hình Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Giáo trình bộ môn Nha Công Cộng Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Hình trên internet

Trả lời

viTiếng Việt