Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Bài viết Về Game nổ hũ

Gây tê tủy sống và những điều cần biết

GÂY TÊ TỦY SỐNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

BS. Vỏ Minh Trí – Khoa PTGMHS

I. GÂY TÊ TỦY SỐNG LÀ GÌ?

Gây tê tủy sống (gây tê dưới nhện) là một hình thức gây tê trục thần kinh trung ương, được thực hiện bằng việc tiêm thuốc gây tê vào khoang dưới nhện (CFS), vị trí tiêm tốt nhất là giữa đốt sống thắt lưng L2 –L3 –L4. Thuốc tê sẽ có tác dụng gây tê liệt dẫn truyền thần kinh từ vùng tủy sống để ức chế cảm giác đau ở vùng được phẫu thuật và bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật.

II. CHỈ ĐỊNH TÊ TỦY SỐNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Vô cảm cho các cuộc mổ vùng chi phối bởi thần kinh dưới D4.

1. Trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

Các phẫu thuật từ vùng xương chậu xuống hai chi dưới.

2. Phẫu thuật tiết niệu

Hầu hết các phẫu thuật tiết niệu đều có thể tiến hành dưới gây tê tủy sống. Các cuộc mổ thận hoặc thượng thận có đường rạch cao cần chú ý mức giảm đau cần thiết tới D6, D7 là vùng cần có sự theo dõi cẩn thận về chức năng tuần hoàn và hô hấp.

3. Phẫu thuật mạch máu

Ít khi có chỉ định do phẫu thuật thường kéo dài.

4. Các phẫu thuật sản phụ khoa

Hầu hết các phẫu thuật sản phụ khoa đều có thể tiến hành tốt dưới gây tê tủy sống. Tuy nhiên cần chú ý đến tai biến tụt huyết áp khi gây tê ở phụ nữ có thai hoặc mổ lấy thai.

5. Phẫu thuật ở ổ bụng

  • Phẫu thuật ở vùng bụng dưới: ruột thừa, thoát vị, vùng tiểu khung, hậu môn trực tràng.
  • Một số phẫu thuật vùng bụng trên: có thể tiến hành dưới gây tê tủy sống song phải kết hợp với mê toàn thân và phải chú ý biến chứng mạch chậm, hạ huyết áp, suy thở.
  • Gây tê để làm giảm đau:ít dùng trừ khi có thể luồn được catheter vào tủy sống nhưng kỹ thuật và phương tiện khó hơn, đòi hỏi theo dõi chặt chẽ hơn. Ngày nay thường áp dụng với tê ngoài màng cứng liên tục.

III. LỢI LÍCH CỦA TÊ TỦY SỐNG

So với gây mê toàn thân, gây tê tủy sống có một số ưu điểm sau:

  • Hạn chế được các biến chứng của gây mê:hầu hết thuốc mê đều có tác động bất lợi lên hệ thống tim mạch và hô hấp. Đồng thời, đặt nội khí quản có thể dẫn đến nhiều tai biến, đặc biệt ở các bệnh nhân có bệnh lý nền về hô hấp trước đó, việc đặt và rút nội khí quản có thể thúc đẩy cơn co thắt phế quản.
  • Người bệnh luôn tỉnh táo: tạo thuận lợi cho việc theo dõi tình trạng người bệnh trong phẫu thuật, người bệnh có thể than phiền về các bất thường của cơ thể trong quá trình phẫu thuật, giúp nhân viên y tế có thể xử trí kịp thời.
  • Giảm đau: so với gây mê, tác dụng giảm đau của gây tê tủy sống có thể kéo dài thêm nhiều giờ sau phẫu thuật, giúp cho bệnh nhân cảm thấy dễ chiu ngay sau phẫu thuật.
  • Chi phí cho gây tê tủy sống tương đối rẻ hơn so với gây mê toàn thân.

IV. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP SAU GÂY TÊ TỦY SỐNG

1. Biến chứng về tim mạch:

    • Tụt huyết áp: là triệu chứng thường gặp khi gây tê tủy sống, biểu hiện thường gặp đầu tiên là buồn nôn, nôn. Khi cảm thấy dấu hiệu này cần báo ngay cho nhân viên y tế biết.
    • Nhịp chậm:tùy thuộc vào mức độ, người bệnh sẽ được xử trí bằng thuốc thích hợp.

2. Biến chứng về thần kinh

Liệt, tổn thương thần kinh: rất hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Do kim gây tê chọc vào tổ chức thần kinh hoặc do các chất thuốc tiêm vào dịch não tủy. Các tổn thương này thường xảy ra sớm ngay sau khi chọc kimhoặc bơm thuốc tê và có thể phục hồi sau 1-12 tuần hoặc có thể thành tổn thương vĩnh viễn.
  • Ngoài ra, còn có một số tổn thương thần kinh muộn do tắc động mạch sống, viêm màng nhện hay tụ máu chèn ép; các tổn thương này khó chẩn đoán và điều trị hơn, có thể để lại hậu quả lâu dài.

3. Tê tủy sống toàn bộ

Là một biến chứng nặng xảy ra khi bơm nhiều thuốc tê hoặc gây tê tủy sống mức quá cao.

4. Nhức đầu:

Khá hay gặp với tỷ lệ thay đổi từ 1,6- 30%, thông thường sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày. Nếu triệu chứng gây khó chịu đáng kể có thể sử dụng các thuốc giảm đau. Trong trường hợp đau đầu không tự khỏi trong 7 ngày hoặc đau đầu dữ dội, cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

5. Biến chứng về hô hấp:

Khó thở và ngưng thở là biến chứng có thể xảy ra ở các mức gây tê tủy sống cao.

6. Nhiễm trùng:

Gây tê tủy sống có thể gây viêm màng não mủ hay áp xe ngoài màng cứng. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp nhờ sự tuân thủ vô trùng rất cao ở phòng mổ.

7. Đau lưng:

 Nếu quá trình gây tê làm tổn thương dây chằng ở thắt lưng nhiều thì vẫn có khả năng gây ra đau lưng cho bệnh nhân, mặc dù điều này khá ít gặp. Triệu chứng này có thể cải thiện bằng các thuốc giảm đau.

8. Các biến chứng khác

  • Run sau gây tê tủy sống là một phản ứng rất thường gặp, thường ít nghiêm trọng và tự khỏi.
  • Bí tiểu: có thể giải quyết bằng cách đặt thông tiểu. Sau khi hết tác dụng của thuốc tê, tình trạng bí tiểu có thể cải thiện.
  • Ngứa.

V. TÓM LẠI

Gây tê tủy sống là một phương pháp vô cảm có nhiều ưu điểm và đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy gây tê tủy sống có nhiều biến chứng và tác dụng phụ nhưng hầu hết đều có thể điều trị được nếu phát hiện và xử trí kịp thời.

Trả lời

viTiếng Việt