Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Dinh dưỡng - ATTP

Hàu – Vị thuốc tự nhiên bổ sung kẽm cho cơ thể

SKĐS – Thịt hàu có vị ngọt, tính ấm, không độc, đặc biệt rất giàu kẽm là yếu tố vi lượng tác động đến các quá trình sinh trưởng của cơ thể

Kẽm có tác động quan trọng lên hormone tăng trưởng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, hormon sinh dục testosterone, khôi phục và tăng cường chức năng tiêu hóa, chức năng miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, khôi phục và ổn định giấc ngủ…

Kẽm tích trữ trong gan. Gan điều hòa kẽm trong cơ thể, huy động kẽm tham gia cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại stress, nóng, lạnh, mệt mỏi…

Kẽm có các vai trò: Điều hòa quá trình chuyển hóa acid nucleic, ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào. Điều tiết sự chuyển hóa các hormon như insulin. Điều hòa các tế bào máu. Điều hòa hoạt động của tuyến tiền liệt… Khi thiếu kẽm, trẻ em bị thiểu năng sinh dục, người trưởng thành bị vô sinh.

Khi cơ thể bị thiếu kẽm, sẽ có các dấu hiệu sau đây: Táo bón, da chậm liền sẹo, rụng tóc, rối loạn thị giác, nhìn mờ; suy giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn như mụn nhọt, ho, viêm phế quản, viêm mũi họng…

Ở phụ nữ mang thai, thiếu kẽm sẽ gây ra các triệu chứng nghén: Chán ăn, giảm ăn, buồn nôn, nôn, mất ngủ… dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng cung cấp cho bào thai phát triển.

Thai phụ có hàm lượng kẽm càng thấp thì vòng đầu trẻ sinh ra càng nhỏ, trọng lượng trẻ sinh ra thấp bé nhẹ cân. Vòng đầu nhỏ khi sinh có liên quan đến sự phát triển của toàn bộ hệ thần kinh trung ương và DNA của não bộ. Do hệ miễn dịch phát triển trong giai đoạn bào thai nên thiếu kẽm ở thai phụ sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng miễn dịch ở trẻ.

Trẻ em thiếu kẽm chậm lớn, không cao bằng các bạn đồng trang lứa, thiếu kẽm dễ bị gãy xương khi gặp chấn thương nhẹ; phát triển giới tính chậm, kém phát triển cơ quan sinh dục. Thiếu kẽm dẫn đến chậm phát triển thể chất với triệu chứng: Chán ăn và ăn ít; nôn, chậm tiêu do các enzym phụ thuộc kẽm bị suy giảm hoạt tính; đồng thời với sự suy giảm khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là giảm tổng hợp protein trong quá trình nhân đôi tế bào. Hậu quả là thiếu nguyên liệu để phát triển thể chất nói chung và chiều cao nói riêng.

2. Hàu giúp cơ thể đủ kẽm và phòng ngừa bệnh tật

Nhu cầu kẽm thay đổi theo tuổi và trạng thái sinh lý: Trẻ 1-9 tuổi cần 10mg mỗi ngày; trẻ 10-12 tuổi – 10-15mg; trẻ lớn hơn và người lớn – 15mg; phụ nữ mang thai – 20mg; bà mẹ cho con bú – 25mg.

Hàu là thức ăn chứa nhiều kẽm. Trong 100g thịt hàu có 10,9g protein; 1,5g chất béo; 375mg kali; 270mg natri; 35mg canxi, 10mg magiê; 5,5mg sắt; 47,8mg kẽm; 145mg đồng, 100mg phốtpho và các vitamin A, B, B2, taurin, iốt và một số nguyên tố khác.

Một số món ăn bổ dưỡng chữa bệnh từ hàu:

Cháo hàu: Thịt hàu 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g, nấu nhừ, ăn 2 lần trong ngày hỗ trợ trị tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt, suy gan.

Canh hàu rau hẹ: Thịt hàu 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm gia vị, nấu canh ăn dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường.

Hàu luộc chín ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, lợi tiểu, tán kết. Thịt hàu phi thơm với hành xếp lại vào vỏ, rắc hành lá lên mặt, cho vào nồi hấp khoảng 2 phút với lửa to, dùng rất tốt cho nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.

3. Vỏ hàu làm thuốc

Vỏ hàu có tên thuốc là mẫu lệ, vị mặn, tính hơi hàn, lợi vào các kinh can, vị, đởm, thận. Thường dùng trị chóng mặt, đau đầu, mắt hoa, mất ngủ; Trị bệnh di tinh ra mồ hôi trộm, hoặc nhiều mồ hôi; Khi có thai mắc bệnh đái són;

Làm mềm các khối rắn (nhuyễn kiên), tán kết khối, hòn cục dùng trị bệnh tràng nhạc (lao hạch); Giảm tiết dịch vị, dùng khi dịch vị bài tiết quá nhiều gây đau loét dạ dày, ợ chua.

Liều dùng: 4-12g.

Trả lời

viTiếng Việt