Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Giới thiệuKhoa lâm sàng

KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC

KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC

THẮP SÁNG NIỀM TIN

Tóm tắt lịch sử hình thành đơn vị: 

Tiền thân của khoa Hồi sức tích cực – Chống độc là khoa Hồi sức cấp cứu. Ban đầu, khoa chỉ đảm nhận hồi sức nội khoa tổng hợp, đến năm 2010 Bệnh viện quyết định thành lập đơn vị chống độc và đổi tên thành khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

Chức năng, nhiệm vụ của khoa Hồi sức tích cực

  • Khoa Hồi sức tích cực là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của khoa Cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.
  • Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.
  • Phối hợp cùng với khoa Cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
  • Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.
  • Cấp cứu – hồi sức – giải độc- điều trị nội trú, ngoại trú cho người bệnh ngộ độc cấp, mãn và các bệnh nội khoa khác;
  • Làm xét nghiệm nhanh phát hiện độc chất phục vụ chẩn đoán và điều trị, nghiên cứu khoa học;
  • Đào tạo bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên cho tuyến trước trong lĩnh vực chống độc;
  • Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng chống ngộ độc;
  • Hợp tác với các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước trong lĩnh vực phòng chống độc;
  • Thực hiện các nhiệm vụ về thông tin truyền thông, tư vấn về phòng chống nhiễm độc cho mọi đối tượng trong và ngoài bệnh viện.

Cơ cấu tổ chức – nhân sự:

Tập thể khoa HSCC-TCCĐ

Tổng số viên chức và người lao động tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc là 34  cán bộ, trong đó:

  • 01 Bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành hồi sức; 02 Bác sĩ chuyên khoa I về Nội khoa; 04 Bác sĩ đa khoa
  • 27 Điều dưỡng, trong đó có 06 Cử nhân điều dưỡng

Ban lãnh đạo khoa đương nhiệm

           Trưởng khoa: BS CKI Nguyễn Đức Nhã
           Phó khoa: BS CKI Trang Văn Dương
ĐD trưởng: CNĐD Nguyễn Thị Kiều Oanh

Thế mạnh chuyên môn:

+ Công tác điều trị: Các bệnh lý thường găp tại khoa hầu như bao trùm tất cả các chuyên ngành như:

+ Hồi sức: suy hô hấp, suy đa cơ quan, sốc nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải, rắn cắn, côn trùng cắn, điện giật, ngạt nước,…

+ Chống độc: ngộ độc thuốc, hóa chất các loại (Paraquat, thuốc trừ sâu, thuốc tây, thuốc tẩy rửa…).

+ Tim mạch: sốc tim, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, phù phổi, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp ác tính…

+ Hô hấp: viêm phổi nặng, hen phế quản ác tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi

+ Tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa nặng, hôn mê gan, xơ gan, viêm tụy cấp, tiêu chảy mất nước, suy gan do viêm gan siêu vi tối cấp hoặc do thuốc…

+ Thận: suy thận cấp, suy thận cấp trên nền mãn tính.

+ Nội thần kinh: xuất huyết não, nhồi máu não, các bệnh lý thần kinh cơ như bệnh lý nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre.

 + Nội tiết: hôn mê do đái tháo đường, cơn bão giáp, suy tuyến thượng thận cấp

 + Da liễu: dị ứng thuốc nặng,  Lupus gây biến chứng đa cơ quan.               

Một số hình ảnh khoa:

                                             Phòng chăm sóc BN HSCC

                                             Tích cực HSCC BN ngưng tim

Trang thiết bị
– Máy thở:  16    
– Monitor đa thông số: 16
– Giường hồi sức: 16, giường chống độc: 07, giường cách li: 02
– Các phương tiện hỗ trợ cấp cứu khác : máy đo điện tim, máy shock điện, máy đo đường huyết tại giường, bơm tiêm điện. . .

 Những thành tích nổi bật

Số lượng bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc luôn trong tình trạng quá tải, tuy nhiên với việc áp dụng khoa học công nghệ, cập nhật các phác đồ điều trị mới, khoa đã triển khai thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chuyên ngành hồi sức cấp cứu và chống độc, cứu sống được nhiều trường hợp bệnh nhân nặng nguy kịch.

Định hướng sắp tới khoa Hồi sức tích cực – Chống độc sẽ tiến hành triển khai Lọc máu liên tục và lọc máu ngắt quãng trong các trường hợp suy thận cấp và suy thận mạn tính, các trường hợp ngộ độc.

Đào tạo: Tham gia công tác Đề án 1816, chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện tuyến dưới và đào tạo thực hành cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Y Dược

Nghiên cứu khoa học:

Hằng năm các Bác sĩ và điều dưỡng đều tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

Khen thưởng

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh “Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2006”

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh “Tập thể lao động xuất sắc năm 2010”

Trả lời

viTiếng Việt