Mở khí quản cấp cứu
MỞ KHÍ QUẢN CẤP CỨU
BS CKI Bùi Khắc Xoàn – TK TMH
Bệnh nhân: Phạm .V .L., giới tính: Nam, sinh năm 1975 vào viện lúc 16 giờ 20 phút ngày 01 tháng 12 năm 2020 tại khoa Nội – Phổi – Thận, số HSNV: 610533 và chẩn đoán: Viêm phổi-K giáp với tình trạng lo âu, khó thở rít 2 thì (mức độ I).
Bệnh có tiền sử điều trị K giáp có xâm lấn thanh quản ở tuyến trên cách đây 6 tháng và bỏ điều trị.
Đến 20 giờ ngày 09 tháng 12 năm 2020 bệnh khó thở tăng lên, SpO2 giảm dưới 90% (Khó thở thanh quản độ III), vật vã, sau đó chúng tôi hội chẩn và tiến hành mở khí quản(MKQ) ngay.Sau 10 phút thực hiện MKQ bệnh nhân hết khó thở , SpO2 98%. Qua ngày sau bệnh nhân thật ổn chúng tôi chuyển tuyến trên tiếp tục điều trị theo chuyên khoa.
Đây là trường hợp chúng tôi chỉ định MKQ kịp thời, nếu không bệnh nhân sẽ nghẹt thở và tử vong sau đó do khối u tuyến giáp và thanh quản chèn ép đường thở.
MKQ là một thủ thuật cấp cứu của bác sĩ Tai-Mũi-Họng và các bác sĩ thực hành khác được thực hiện trong cấp cứu khai thông đường thở do tắc đường hô hấp trên hoặc thực hiện trước khi tiến hành các phẫu thuật vùng cổ mặt và được áp dụng rộng rãi trong các chuyên khoa Gây Mê Hồi Sức và các chuyên khoa khác.
*Lợi ích của mở khí quản:
– Khai thông đường thở khẩn cấp trong tất cả các trường hợp nào gây nghẹt thở ở đường hô hấp trên khí quản.
– Giảm khoảng chết vô ích nhất là khi bệnh nhân thở yếu( giảm 50% khoảng không khí chết vào phổi).
– Hút đàm nhớt qua đó dễ dàng.
– Đưa được các dụng cụ, thuốc cấp cứu qua đó khi bệnh nhân khó thở.
– Tránh thức ăn rơi vào đường thở.
– Qua đó cho oxy vào khí quản.
* Tuy nhiên mở khí quản cũng có các tai biến sau:
– Trong phẫu thuật:
. Mở nhầm đường: Không luồn được Cannunla vào khí quản.
. Chảy máu che lấp hố mổ.
. Ngừng tim, ngừng thở lúc mổ.
– Sau phẫu thuật:
. Tràn khí dưới da.
. Tụt ống Cannunla ra ngoài khí quản
. Chảy máu thứ phát.
. Nhiễm khuẩn khí quản, phổi.
Tóm lại MKQ là phẫu thuật cấp cứu nghẹt thở giúp nâng cao cơ hội sống của bệnh nhân cũng như nhiều kỹ thuật can thiệp khác, người bệnh cũng có thể đối diện với nguy cơ gặp tai biến, vì vậy khi thực hiện thủ thuật này bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cần phối hợp tốt với bác sĩ và theo dõi, săn sóc sau can thiệp để được thành công cao nhất.