“Nếu ca bệnh khó nào cũng chuyển viện, thì bệnh viện sẽ đâu còn bệnh nhân nào đến điều trị ”
“Nếu ca bệnh khó nào cũng chuyển viện, thì bệnh viện sẽ đâu còn bệnh nhân nào đến điều trị ”
BS Nguyễn Văn Viễn – Khoa Ung Bướu BVĐK Long An
Đây không phải là lời tôi nói, mà là của sếp tôi – một lãnh đạo của bệnh viện, trong một buổi họp giao ban. Tuy nghe có vẻ khiển trách những trường hợp Y bác sĩ chúng tôi đã nóng vội chuyển bệnh nhân về điều trị tuyến trên mà chưa cố gắng hết những nổ lực chuyên môn để thu nhận điều trị hoặc cung ứng y tế cho bệnh nhân ngay tại bệnh viện địa phương. Lời nói này làm chúng tôi có nhiều suy gẩm.
Thử hỏi, trong mùa đại dịch Covid-19 này, khả năng lây lan nguy cơ cộng đồng là rất lớn nếu không thực hiện nghiêm lời kêu gọi giản cách xã hội của Chính phủ, cứ để một số lượng lớn bệnh nhân tập trung về các bệnh viện tuyến trên, hiện nay “đông như kiến”, ví dụ như BV Chợ Rẫy, BV Ung bướu TpHCM, BV Đại học Y dược TpHCM vv… thì còn gì là chủ trương phòng chống dịch, tất yếu sẽ mau chóng phá sản.
Lại nữa, còn biết bao cảnh đời nghèo khổ, lam lũ của đồng bào ta, đặc biệt là bà con vùng sâu vùng xa, cơm nước khăn gói lỉnh kỉnh rời quê nhà, đưa người thân mắc bệnh về tuyến Tỉnh điều trị, những mong được cưu mang, được nhận lấy những dịch vụ chăm sóc nhất có thể tại ngay Tỉnh nhà, nhưng đã phải quẹt nước mắt, nuốt khổ đau trong lòng để cầm tiếp lấy tờ giấy chuyển viện, và phải bao lấy những chuyến xe về lại Sài Gòn sầm uất, lạ lẫm, xa xôi, đầy cạm bẩy, chen lấn, khói bụi.
Và hãy nhìn lại mà xem, trãi qua thời gian xây dựng và phát triễn, đội ngũ nhân viên y tế bệnh viện cấp tỉnh chúng ta, trang thiết bị đầu tư và chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là những kỹ thuật cao tiên tiến ở bệnh viện cấp tỉnh của chúng ta hiện nay đâu có thua kém gì các bệnh viện trong khu vực miền Tây Nam bộ.
Thế thì tại sao chúng ta vẫn mãi chật vật trong việc quảng bá thương hiệu mạnh mẽ “Game nổ hũ ”? Đúng như lời của Giám đốc bệnh viện Nguyễn Văn Hoàng đã nói, muốn đi tìm lời giải câu hỏi này, chỉ cần các bạn lên xe đò – phương tiện di chuyển công cộng nhất hiện nay, nhất là các chuyến xe đò chạy sớm vào các sáng thứ hai hàng tuần, các bạn sẽ nghe chính từ miệng nói của người dân về nhận xét chua chát và có phần phóng đại về bệnh viện. Lúc tranh thủ chờ tới bến , họ bàn tụng về đủ thứ mà họ có gặp phải hoặc nghe lõm được. Trong đó chung qui lẫn quẫn vẫn là bàn về cung cách, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của vị bác sĩ này bác sĩ nọ, và không quên soi mói về trang thiết bị vật chất y tế và các dịch vụ kỹ thuật cấp cao mà so bì với các bệnh viện thành phố Sài Gòn. Thật nhức cái đầu vì những lời nói đó có đúng có sai.
Nghĩ đi cũng có nghĩ lại, làm sao họ có thể vô tình so sánh ngang cơ giữa một Khoa Ung bướu non trẻ nằm trong một bệnh viện đa khoa cấp Tỉnh hạng II của chúng tôi với một bệnh viện chuyên sâu ung thư như BV Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cơ chứ. Hiện tại, Khoa Ung bướu chúng tôi tuy được bố trí 35 giường bệnh kế hoạch, nhưng vỏn vẹn nhân viên y tế chỉ có 09 người, trong đó chỉ có 02 Bác sĩ. Chúng tôi chọn làm việc tại khoa này vì tất cả chỉ vì lòng yêu thương bệnh nhân vô hạn, những bệnh nhân mắc bệnh nan y thế kỷ đã trải qua đủ các liệu pháp điều trị tại tất cả các cơ sở điều trị đổ về, kể cả các tuyến trên kỹ thuật cao và cả…..điều trị vớt vát vô vọng bằng đông y, thuốc nam. Diển tiến tự nhiên tất yếu chuyển nặng của bệnh ung thư, sự kiệt quệ về tài chính lo toan chữa bệnh, và sự thất vọng xói mòn niềm tin vào cuộc sống đã dẩn dắt họ cuối cùng tìm đến chúng tôi, ngày qua ngày như nước chãy về chổ trũng, số lượng bệnh nhân ung bướu tại Khoa ung bướu chúng tôi đang tăng dần có tính chất đột biến.
Không phải than vãn vì áp lực công việc đang tăng dần, nhưng chúng tôi đang tự hào vì chúng tôi đã phấn đấu đương đầu khó khăn thử thách trong 4 năm qua và đang trưởng thành rõ rệt.
Trở lại lời bàn về việc cứ chuyển bệnh khó về tuyến trên thì làm sao khoa giử được bệnh và xây dựng uy tín, độ tin cậy điều trị. Đó là nổi trăn trở của tập thể anh chị em nhân viên khoa Ung bướu chúng tôi. Kiến thức chuyên môn đã có, lòng nhiệt thành thì tràn đầy, sự ủng hộ động viên và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo cấp trên là liên tục, kịp thời. Chỉ cần chúng tôi chủ động xốc vác tổ chức lại công việc.
Trước kia, những ca phẫu thuật ung bướu khó là nổi ám ảnh lớn của mọi người, ai cũng đùn đẩy né tránh. Kết quả là gần 100% bệnh nhân cần phẫu thuật ung bướu phải chuyển về tuyến trên. Nhưng năm nay, năm 2020, sau 4 năm hình thành và cũng cố khoa, tình hình diễn biến có khác. Khoa ung bướu đã có mặt tham gia vào danh sách những ca đại phẫu chuẩn ngang ngữa tuyến trên như Phẫu thuật cắt dạ dày do ung thư bán phần hoặc toàn phần có tái tạo thông nối, phẩu thuật ung thư tiêu hóa ruột non, đại tràng, các khối u ác tính cần làm sạch như K vú, K sinh dục nam, U phần mềm lở loét hôi thối, Các khối u vùng đầu mặt cổ, U giáp vv…
Nhân dịp nhìn lại những hoạt động ngoại khoa ung bướu của mình, chúng tôi có thể điểm lại nhiều trường hợp đã giử lại điều trị thành công những ca chuyển viện chưa đúng chỉ định gây lãng phí lớn cho bệnh nhân và gây tăng gánh nặng cho tuyến trên. Đơn cử xin trình bày bằng những hình ảnh thiết thực ca bệnh mà chúng tôi đã xử trí thành công như sau:
Bệnh nhân ĐTKO, 44 tuổi, giới tính Nữ, địa chỉ ở Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, bị bướu cổ trên 10 năm, vì nhà nghèo không có tiền điều trị, nên cam chịu sự phát triễn của bướu ngày càng lớn lên, đe dọa sức khỏe và tính mệnh bản thân, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt gia đình và lao động nuôi thân. Khi dành dụm nhiều năm đã có đủ tiền để đi điều trị xin phẫu thuật, thì bướu đã quá to ở vùng cổ, dị dạng rất nhiều. Nhiều cơ sở bệnh viện ở TPHCM mà bệnh nhân khám bệnh đã từ chối nhận bệnh, hoặc chỉ hứa điều trị phẫu thuật với chi phí tất cao, không dưới 30 triệu đồng. Buồn bã, tuyệt vọng, trở về khám tại khoa Ngoại tổng quát BVĐK Long An, bệnh nhân cũng nhận được lời từ chối và đề nghị cấp giấy chuyển viện. Một trường hợp nữa sẽ phải về tuyến trên điều trị mà chưa có nổ lực của chúng ta. May mà, bệnh nhân đã được chuyển khám cho khoa Ung bướu chúng tôi sau khi bệnh nhân đã từ chối quyết liệt vì quá nghèo! Thấm nhuần quan điễm chỉ đạo của Lãnh đạo bệnh viện và không chủ quan khinh suất khi xét lại thực lực của chúng tôi, Chúng tôi quyết định nhanh chóng tiếp nhận thu dung điều trị tại khoa và lên chương trình phẫu. Kết quả là như các bạn thấy ở những hình ảnh dưới đây.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Không biến chứng hậu phẫu. Không khàn tiếng. Không suy sụp sức khỏe, Không bủn rủn chân tay vì nhược giáp vì suy phó giáp vv… xuất viện an toàn. Kinh nghiệm anh em ê kíp phẫu thuật ngồi lại rút ra là : Tại sao phải sợ những ca đại phẫu tầm cở như vậy. Chúng ta có trình độ chuyên môn bác sĩ chuyên sâu. Chúng ta có phương tiện khá hiện đại như dao cắt đốt siêu âm. Chúng ta có phòng mỗ hiện đại với nhân viên giàu kinh nghiệm gây mê hồi sức và chăm sóc hậu phẫu. Đúng là nếu bỏ ca này đi lên tuyến trên quả thật là đáng tiếc.
Ngạn ngữ Trung quốc có câu : “Cố gắng chưa chắc thành công, nhưng buông xuôi thì chắc chắn thất bại ”. Thiết nghĩ, câu nói này cũng là kim chỉ nam và là lời động viên cho những nổ lực vươn lên trong thời gian tới của Khoa Ung bướu chúng tôi.
Thực tế là vậy. Nhưng đa số bác sĩ giỏi đều tập trung tuyến đầu đó là lý do bệnh nhân cứ đòi lên tuyến trên.
Chào bạn!
Rất cảm ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề này, theo mình nghĩ hãy tạo niềm tin cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh là hãy cố gắng làm thật tốt công tác chuyên môn và tận tâm phục vụ chu đáo với người bệnh là điều tiên quyết nhất .
Thân chào!