Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tuyên truyền y tế

Ngộ độc rượu, bạn cần biết!

NGỘ ĐỘC RƯỢU, BẠN CẦN BIẾT!

Nguyễn Phước Lộc – Phòng KHTH

Theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ gần 68 triệu lít rượu, bia, hiện xếp thứ 5 trong 10 nước Châu Á về lượng tiêu thụ bia, rượu bình quân. Theo thống kê, có ít nhất 50% trường hợp tử vong do tai nạn giao thông; 67% các vụ tự tử có liên quan tới rượu và khoảng 80% người nghiện rượu có triệu chứng trầm cảm. Sử dụng rượu, bia là thói quen tồn tại lâu đời ở nhiều nước cũng như Việt Nam, được coi là phương tiện giao tiếp xã hội. Sử dụng rượu, bia ở liều lượng chừng mực, trên một số cá nhân có thể mang lại một số tác động tích cực. Tuy nhiên, sử dụng rượu, bia sai cách có tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể, là nguy cơ gây ra các tác động xấu đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế.

Theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, ngộ độc rượu (say rượu) là hậu quả nhiễm độc nhất thời khi uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể dẫn đến các biểu hiện bất thường của hệ thần kinh và các hành vi không bình thường khác. Ngộ độc rượu biểu hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ (không kiềm chế cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng xiêu vẹo) đến nặng với các biểu hiện nôn nhiều, vả mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc rượu còn có thể do uống phải rượu giả – rượu có chứa methanol, ethylene glycol,…Uống rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây,…), động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác…) có chứa các độc tố.

Tác hại tức thì khi uống quá nhiều rượu (lạm dụng):

  • Phản ứng chậm, đi đứng xiêu vẹo;
  • Giảm khả năng nhìn, nghe, ngửi;
  • Thiếu kiềm chế: cộc cằn hoặc có ảo giác, sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ;
  • Nôn mửa, đau bụng;
  • Dấu hiệu ngộ độc nặng: bất tỉnh, xanh tái, tử vong.

Tóm lại, rượu là đồ uống chứa etanol có thể gây nghiện. Việc uống nhiều rượu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể./.

Trả lời

viTiếng Việt