Nội soi phế quản trong chẩn đoán bệnh lý hô hấp
NỘI SOI PHẾ QUẢN TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ HÔ HẤP
Nguyễn Phước Lộc – P.KHTH
Nội soi phế quản:
Là thủ thuật sử dụng một cái ống nhỏ có cấu tạo mềm, được gắn đèn và camera ở một đầu, đưa vào đường hô hấp của người bệnh (có thể được đưa từ miệng hay từ mũi của bệnh nhân vào đường hô hấp) để giúp cho bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc bên trong đường hô hấp như khí quản, dây thanh âm, thanh quản, hầu họng, hoặc những đường dẫn khí nhỏ hơn.
Mục đích của nội soi phế quản:
- Giúp tìm ra nguyên nhân các vấn đề về hô hấp, tìm ra các dị vật trong đường hô hấp: Có rất nhiều bệnh lý đường hô hấp có thể kể đến như ho ra máu, ho kéo dài, khó thở, viêm phổi mãn tính, viêm phế quản, một số vùng của đường hô hấp bị hẹp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi,… Các bệnh lý này thường gặp khá phổ biến và bất kì ai cũng có thể mắc phải.
- Chẩn đoán các bệnh lý về phổi.
- Nội soi phế quản để lấy mẫu mô: Sử dụng ống nội soi đưa các dụng cụ vào trong cơ thể bệnh nhân để lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, kiểm tra sự phát triển của các khối u giúp bác sĩ bám sát tình hình bệnh nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Nội soi phế quản ống mềm giúp bác sĩ quan sát được những tổn thương mô, tế bào trong cơ quan hô hấp. Từ đó chẩn đoán đúng tình trạng bệnh nhân và đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp.
- Nội soi phế quản để lấy mẫu mô, chẩn đoán, xác định diện tích và mức độ lan rộng của bệnh ung thư: Các bệnh như ung thư phổi, các khối u trong đường thở.
- Điều trị các bệnh lý hô hấp, các dị vật bằng phương pháp nội soi./.