Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tuyên truyền y tế

Răng khôn là gì ? Những trường hợp nào cần nhổ bỏ răng khôn?

RĂNG KHÔN LÀ GÌ ?

NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN NHỔ BỎ RĂNG KHÔN?

BS Đinh Ngọc Thảo – Khoa Răng Hàm Mặt

1. Răng khôn là gì?

Thực chất  là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8, thường đi kèm với các dấu hiệu đau nhức, sưng tấy ở phần nướu mọc răng khôn. Răng khôn sẽ mọc từ khoảng 18 đến 24 tuổi, tuy nhiên không phải ai cũng mọc răng khôn.

 2. Biến chứng do răng khôn gây ra là gì?

Chính vì răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm nên thường không có đủ chỗ để mọc lên, thế nên khi mọc thường để lại các biến chứng như mọc lệch, mọc ngầm,…Một số biến chứng thường gặp là:

Răng khôn bị viêm lợi trùm, viêm nướu

Khi răng khôn mọc lệch sẽ làm nhồi nhét thức ăn, lâu ngày làm cho nướu bị sưng đỏ, viêm quanh thân răng, sau đó sẽ tạo túi mủ, làm cứng hàm, bệnh nhân khó khăn trong việc há miệng,…. Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được phát hiện và điều trị sẽ gây phá huỷ xương xung quanh răng và các răng bên cạnh. Trong các trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng huyết,..

Răng khôn làm sâu răng bên cạnh

Khi chiếc răng khôn mọc lệch sẽ nghiêng và tựa vào răng kế bên, thức ăn khi bị kẹt vào đó sẽ khó vệ sinh, gây viêm nhiễm. Cuối cùng sẽ làm sâu chiếc răng này và răng bên cạnh. 

Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này nhiều khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó bạn cần biết rằng, răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.

Gây u, nang xương hàm

Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân để hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm…

3. Nên hay không nên nhổ răng khôn?

Để xác định xem tình trạng răng khôn có cần nhổ hay không, bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và chụp phim x-quang. Một số trường hợp cần nhổ bỏ răng khôn là:

  • Khi răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Khi răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
  • Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân cần làm chỉnh hình, làm răng giả.
  • Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.

Không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể bảo tồn giữ răng khôn ở những trường hợp sau:

Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch triệt để.

  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính chưa kiểm soát được như , , …
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…

4. Nhổ răng khôn đau không?

Đây là câu hỏi của hầu hết bệnh nhân khi được chỉ định nhổ răng khôn. Nhổ răng khôn có đau lắm không trên thực tế còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như: Trình độ chuyên môn của bác sĩ, tình trạng răng khôn mọc như thế nào, nếu mọc ngầm phía dưới, có sưng thì nhổ răng sẽ phức tạp, có khả năng khi nhổ sẽ gây ê buốt nhẹ cho bệnh nhân; sự hỗ trợ của thiết bị nha khoa hiện đại sẽ giúp ca nhổ răng diễn ra nhanh chóng, giảm cảm giác đau, lành thương nhanh.Vậy nên, bệnh nhân nên tìm hiểu địa chỉ nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi để an tâm nhổ răng.

Một quy trình nhổ răng khôn mọc lệch thường bao gồm:

  • Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quan khoang miệng để xác định tình trạng mọc răng khôn của bạn. Khi có chỉ định phải nhổ bỏ, bạn sẽ được chụp X quang và tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

Tiến trình nhổ răng khôn: Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê vùng răng cần nhổ, rồi mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra.

  • Đóng vết thương:

Bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại, có thể dùng chỉ tự tiêu hoặc chỉ thông thường. Bác sĩ sẽ cho bạn cắn bông cầm máu, khoảng sau 10 -15 phút máu sẽ ngưng chảy

Răng khôn mọc lệch là một trong những bệnh răng miệng rất phổ biến ở người trưởng thành. Với những thông tin trên, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn hiểu được răng khôn là gì, những biến chứng thường gặp và những trường hợp nào cần can thiệp nhổ răng. Khi có các dấu hiệu hoặc nghi ngờ có tình trạng mọc răng khôn , bạn nên đến trung tâm nha khoa gần nhất để được bác sỹ khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng khó lường mà răng khôn gây ra.

5 thoughts on “Răng khôn là gì ? Những trường hợp nào cần nhổ bỏ răng khôn?

    • Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, chườm nước đá hoặc nước nóng. Tuy nhiên, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.
      Cảm ơn bạn đã quan tâm!

  • Bích Trâm

    Nhổ răng khôn giá bao nhiêu một cái và có bảo hiểm y tế thì có được miễn giảm không bác sĩ

    • Chào bạn!
      Tất cả các dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện đã được công khai giá trên các phương tiện truyền thông cụ thể trên website bệnh viện (trang này), bạn vào menu chức năng Dịch vụ KCB có các bảng giá chi tiết từng dịch vụ cho từng đối tượng có thẻ BHYT, không thẻ BHYT và KCB theo yêu cầu. Bạn sẽ biết giá tất cả các dịch vụ kỹ thuật của Bệnh viện.
      Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh!

Trả lời

viTiếng Việt