Sẹo hẹp thanh khí quản
SẸO HẸP THANH KHÍ QUẢN
ThS BS. Bùi Khắc Xoàn – TK Tai Mũi Họng
Vào lúc 01 giờ 05 phút ngày 22 tháng 06 năm 2021 khoa Tai Mũi Họng (TMH) có nhận cas khó thở thanh khí quản (TKQ). Bệnh nhân (BN) tên Võ Minh T.. 28 tuổi, ngụ Xã Phước Lộc – Huyện Nhà Bè – TP. Hồ Chí Minh. (HSBA: 838711). Lúc vào viện BN khó thở, khò khè, khàn tiếng ( khó thở độ I).
Qua thăm khám ghi nhận BN có sẹo xơ 3*4 cm trước cổ, BN thở rít, co kéo cơ cổ, nội soi thanh quản thấy sẹo hẹp khí quản, Bạch Cầu tăng cao (12,89k/uL).
Tiền sử BN có mở khí quản trong điềun trị chấn thương sọ não cách nay 6 năm, có điều trị nong sẹo hẹp khí quản ở BV Chợ Rẫy nhiều lần.
Chẩn đoán hiện tại: Viêm thanh quản cấp-Sẹo hẹp TKQ.
Được khoa TMH xử trí: khí dung, kháng sinh, kháng viêm, trợ sức, hiện tại sinh hiệu đã ổn, không còn khó thở và tiếp tục theo dõi điều trị.
- Sẹo hẹp TKQ quản là biến chứng do tổn thương TQ, KQ. Nguyên nhân do bẩm sinh hoặc tổn thương gây ra sẹo từ đó làm hẹp khẩu kính đường thở.
- Theo phân loại của Myer và Cotton thì sẹo hẹp ở TQ và thanh môn là độ I khi khẩu kính đường thở hẹp 50%. Khi khẩu kính đường thở giảm trên 60% thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó thở.
Trong trường hợp này BN có hẹp dưới 50% nhưng do viêm cấp TQ gây phù nề hẹp đường thở nên khó thở. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập đến sẹo hẹp do chấn thương.
Nguyên nhân gồm có: các viêm nhiễm mãn tính như: thoái hóa dạng tinh bột, viêm nhiễm sụn mãn tính, các u lành tính, ác tính ở TKQ. Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong( đặt ống Nội Khí Quản(NKQ) kéo dài, hậu quả của mở KQ, Phẫu thuật, xạ trị, bỏng trong khí quản) hoặc bên ngoài ( chấn thương vùng trước cổ).
- Về lâm sàng bệnh nhân có tiền sử liên quan đến nguyên nhân sẹo hẹp TKQ như đặt ống NKQ, mở KQ, các viêm nhiễm như: Lao, Bạch Hầu.
. Khám lâm sàng:
. Bệnh có khó thở thì hít vào.
. Khó thở chậm.
. Co kéo các cơ hô hấp.
. Nếu như sẹo hẹp ở thanh môn thì sự di động ở dây thanh bị hạn chế gây khàn tiếng, thở rít, khó nuốt có thể gây viêm phổi.
. Soi thanh quản ống mềm để đánh giá sự vận động của dây thanh trước khi phẫu thuật
.Cận lâm sàng khác: X.Quang cổ nghiêng là hình ảnh điện quang rất quan trọng, CT.Scanner hoặc MRI cung cấp thêm chi tiết giải phẫu và cấu trúc xung quanh có hình ảnh chỉ ra lòng đường thở và các khối bên ngoài đè vào đường thở.
. Trên CT.Scanner có thể đánh giá được mức độ hẹp theo phân độ Cotton:
+ Cotton I: sẹo hẹp dưới 50% cấu trúc đường thở.
+ Cotton II: sẹo hẹp từ 51% đến 70% cấu trúc đường thở.
+ Cotton III: sẹo hẹp từ 71% đến 99% cấu trúc đường thở.
+ Cotton II: sẹo hẹp từ 99% đến 100% cấu trúc đường thở.
- Điều trị cấp cứu trong trường hợp BN vào viện có khó thở TQ độ II cần tạo sự thông khí đường thở ngay bằng cách mở KQ hoặc đặt NKQ.
. Điều trị sẹo hẹp TKQ là một trong những điều trị phức tạp nhất trong ngành TMH và phẫu thuật Đầu Mặt Cổ do tính chất dễ bị kích thích, dễ quá sản của niêm mạc hô hấp ở 1 vùng rất dễ bị tổn thương. Nhiều thương pháp xử trì phẫu thuật chỉnh hình đã được đề ra. Cho đến nay trong nước cũng như trên thế giới chưa có phương pháp nào mang lại kết quả lý tưởng cho điều trị sẹo hẹp TKQ nói chung. Đồng thời trong thực hành lâm sàng tùy theo tình trạnh bệnh lý cụ thể mà lúc đó người phẫu thuật viên mới có thể đưa ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
. Về điều trị ngoại khoa gồm có nội soi đặt ống nông TKQ, nội soi TKQ nối KQ tận- tận,…
. Trong trường hợp BN này nếu điều trị nội khoa không kết quả thì có 2 chỉ định: nối KQ tận-tận hoặc mở KQ vĩnh viễn.
Việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu liên quan đến các BS hồi sức Nội, Ngoại và Nhi khoa. Các BS ở khác chuyên khoa này cần được đào tạo 1 cách bài bản khi chỉ định kỹ thuật, thời gian đặt NKQ, MKQ, lựa chọn ống thở, áp lực khí bơm cuff của ống thở, chăm sóc BN MKQ, đặt NKQ,…