Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tin tổng hợp

Tập thể dục – ‘liều thuốc’ phòng ngừa đái tháo đường hiệu quả

SKĐS – Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó giúp cải thiện insulin, phòng ngừa mắc đái tháo đường và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh…

1. Tập thể dục giúp phòng ngừa đái tháo đường như thế nào?

ThS. Trần Văn Mạnh, Tổng Thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam cho biết, tập thể dục vừa có tác dụng đốt cháy calo, vừa giúp cơ thể duy trì cơ bắp săn chắc, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp giảm đường trong máu và cải thiện độ nhạy của insulin.

Hấp thụ lượng đường dư thừa: Tập thể dục kích hoạt sự hấp thu glucose từ máu vào các cơ và cơ quan đang hoạt động. Đây là một lý do khiến các chuyên gia đồng ý rằng, những người có lượng đường trong máu cao có thể sẽ được giảm từ việc đi bộ sau bữa ăn thường xuyên. Điều đó có nghĩa là, tập thể dục sẽ làm giảm lượng đường trong máu, thậm chí vài giờ sau khi tập và giúp giảm mức A1c (một đơn vị để đo lượng đường trung bình trong máu với khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng).

Tăng nhịp tim: Theo ThS Trần Văn Mạnh, việc vận động bằng bất cứ hình thức nào như đi bộ nhanh, chạy bộ vừa, đi xe đạp hoặc bơi lội, hoạt động tích cực sẽ giúp tim bơm máu tốt hơn, cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Cải thiện lưu thông máu: Tập thể dục cũng đưa máu đến tất cả các cơ quan, đặc biệt là thận, não, tim và mắt, những bộ phận có thể bị tổn thương do kiểm soát bệnh tiểu đường kém.

Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường. Đối với những người mắc đái tháo đường, căng thẳng có thể dẫn đến việc kiểm soát tình trạng bệnh trở nên khó khăn hơn. Tập thể dục được biết là ‘liều thuốc’ làm giảm căng thẳng hiệu quả.

Giảm mỡ nội tạng: Mỡ bụng, còn được gọi là mỡ nội tạng, là yếu tố nguy cơ cao phát triển tình trạng kháng insulin và bệnh đái tháo đường type 2. Những tế bào mỡ này không chỉ dự trữ năng lượng mà còn sản xuất và giải phóng một loạt các hóa chất và hormone khiến cơ thể khó sử dụng insulin hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin. Các nghiên cứu cho thấy, rèn luyện sức đề kháng bằng hình thức tập thể dục có lợi nhất cho những người bị kháng insulin…

2.Tập thể dục giúp ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường

Cải thiện sức khỏe mạch máu: ThS Trần Văn Mạnh cho biết, khi tập thể dục, cơ bắp sẽ giải phóng một loạt các hợp chất có lợi cho sức khỏe, mạch máu và tuần hoàn. Điều đó có nghĩa là nhiều oxy và chất dinh dưỡng có thể đến nơi cần đến, giảm nguy cơ mắc bệnh thần kinh, giảm thị lực và các vấn đề về tim liên quan đến bệnh đái tháo đường. Lưu lượng máu được cải thiện cũng sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe của khớp.

Giảm viêm: Viêm mãn tính trong cơ thể được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự tiến triển của đái tháo đường type 2 và các tình trạng liên quan như xơ vữa động mạch, suy giảm nhận thức, thoái hóa khớp… Nhưng, với việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm mức độ viêm mãn tính và giảm thiểu các tác động bất lợi đối với người bị bệnh đái tháo đường type 2.

Cải thiện cholesterol và huyết áp: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ngoài việc tăng cường sức khỏe của tim thông qua cải thiện lưu lượng máu và giảm viêm, tập thể dục còn giúp cải thiện huyết áp và cholesterol. Cả hai đều là những tác nhân hàng đầu làm cho bệnh tim tiến triển trầm trọng hơn.

Tăng cường sức khỏe khớp: Đau khớp liên quan đến đái tháo đường, đẫn đến hạn chế vận động (như cứng vai) và là những biến chứng phổ biến của tình trạng kháng insulin. Nguyên nhân của tình trạng này không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng tổn thương thần kinh, bệnh động mạch và trọng lượng cơ thể dư thừa… là nguyên nhân chính gây ra đau khớp. Do vậy, nếu tập thể dục với các bài tập tăng sức mạnh và vận động cao sẽ giúp phòng chống tình trạng đau khớp một cách hiệu quả.

3. Chế độ tập luyện cho người đái tháo đường

PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền -Trưởng Khoa Nội tiết- Cơ xương khớp, BV Lão khoa Trung ương cho biết, người bệnh đái tháo đường luôn được khuyến cáo tập thể dục ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh và nên được cá thể hóa để phù hợp với kiểu hình bệnh tật cũng như giai đoạn bệnh khác nhau.

Khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) là hoạt động thể chất phải đảm bảo tối thiểu 30 phút/ngày, 150 phút/tuần và không nên nghỉ hai ngày liên tiếp.

Thông thường để đạt được nồng độ đường trong máu ổn định, giảm các yếu tố viêm và tình trạng kháng insulin, cơ thể cần được hoạt động ở mức độ từ trung bình cho đến cao, tức là nên tập luyện 60 phút/ngày và duy trì đều đặn ở mức độ trung bình. Thực tế cho thấy, việc này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của từng người. Nếu thích nghi có thể vận động với cường độ cao hơn từ 60 đến 90 phút. Tuy nhiên, cũng có thể chia nhỏ thời gian vận động, ví dụ vận động 30 phút thấy mệt có thể nghỉ. Một ngày có thể vận động từ 2-3 lần. Mỗi lần 30 phút, chứ không nhất thiết là tập liền 60 phút.

Bất kể hình thức nào như dưỡng sinh, yoga, tập thể dục… phù hợp mà mọi người thích đều tốt, chứ không phải loại hình này thì tốt hơn loại hình kia, mà quan trọng là duy trì tập đều đặn và tạo thói quen hoạt động, PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền khuyến cáo.

Trả lời

viTiếng Việt