Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Bài viết Về Game nổ hũ

Thừa cân, béo phì – Hiểm họa của tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch

THỪA CÂN, BÉO PHÌ  

hiểm họa của tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch

BS CKI. TRƯƠNG THỊ TRÂN CHÂU – Khoa Nội Cán bộ – Lão khoa

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

           Thừa cân và béo phì đang có xu hướng phổ biến và tăng nhanh trong cộng đồng, là một trong những vấn đề nổi cộm ở các nước phát triển và có xu hướng tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016 trên thế giới tỷ lệ thừa cân, béo phì  là  39% ở nữ giới và 39% ở nam giới từ  18 tuổi trở lên, tỷ lệ này ở trẻ em và thanh thiếu niên ( 5 -19 tuổi) là 18%. Tại Việt Nam số người thừa cân béo phì đang ngày càng gia tăng ở cả trẻ em và người lớn. Theo kết quả nghiên cứu của cục Y tế dự phòng Bộ Y tế thì tỷ lệ thừa cân béo phì ở nước ta hiện nay là 25%.

           Người bị béo phì ngoài thân hình nặng nề, khó coi… còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipid  máu, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch, sỏi mật, đái tháo đường, bệnh xương khớp, ung thư…

1.  Béo phì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?

Một số các bệnh lý sau đây đã được biết rõ là có liên quan đến thừa cân – béo phì:

  • Tăng huyết áp: Béo phì làm tăng nguy cơ bị bệnh Tăng huyết áp lên 12 lần so với bình thường.
  • Bệnh động mạch vành (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, có thể đột tử. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình thường.
  • Suy tim ứ huyết (do nhu cầu Oxy và các chất dinh dưỡng của người béo phì tăng quá cao làm tìm phải tăng công suất, gây dày thành tim và dẫn đến suy tim)
  • Tai biến mạch não (đột quỵ): Béo phì làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên 6 lần so với người bình thường.
  • Viêm khớp đặc biệt là khớp háng và khớp gối vì đây là những nơi bị tác động nhiều của trọng lượng cơ thể
  • Đái tháo đường (type 2): Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường lên 6 lần so với bình thường.
  • Rối loạn mỡ (lipid) máu.
  • Cơn ngừng thở khi ngủ .
  • Tăng tỷ lệ ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, đại tràng…

2. Thế nào là béo phì?

      Có hai dạng béo phì :

        -Dạng thứ nhất, mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và thường gặp ở nam giới (gọi là “bụng bia” hay người hình quả táo).

       – Dạng thứ hai được đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ nhiều ở vùng mông và đùi, thường gặp ở phụ nữ (người hình quả lê).

Kiểu béo phì ở bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột qụy. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu bạn là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông, nếu bạn là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.

Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thườg dùng Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.

BMI (là chỉ số khối cơ thể )  được tính theo công thức

BMI= Trọng lượng cơ thể (kg)/[chiều cao (m)]2

3. Những nguyên nhân dẫn đến thừa cân và béo phì là gì?

    Viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ (NHLBI) đưa ra một số nguyên nhân gây thừa cân và béo phì sau đây:

               – Chế độ Ăn uống  và hoạt động thể lực

               -Yêu tố Môi trường                              

              – Yếu tố Di truyền học:

              – Tình trạng  sức khỏe và thuốc

             – Căng thẳng, yếu tố cảm xúc và giấc ngủ kém 

4. Phòng chống thừa cân – béo phì như thế nào?

Dinh dưỡng cho người lớn thừa cân béo phì gồm:

  • Người béo phì nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt, đặc biệt các thực phẩm chứa nhiều .
  • Thay đổi thói quen chế biến, ưu tiên dùng các cách chế biến như hấp, luộc thực phẩm để giữ lại chất dinh dưỡng tối đa, hạn chế dùng dầu mỡ
  • Chọn các loại sữa không đường, sữa đậu nành, các thực phẩm có calo thấp.
  • Chọn các loại bánh không đường dành cho người béo phì, sữa chua.
  • Các tinh bột an toàn như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang.
  • Ăn các thực phẩm không có mỡ như ức gà, trứng gà.
  • Ăn đồ ăn chất béo an toàn như, các loại hạt đậu xanh, đậu nành, hạt óc chó.
  • Uống đủ nước mỗi ngày 2 lít.
  • Ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn vặt, không ăn đêm. Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp bạn no lâu hơn.
  • Ăn đều đặn tránh để đói, vì khi đói bạn sẽ lại ăn nhiều nạp năng lượng vào cơ thể dư thừa làm tích lũy mỡ.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa như 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ xen kẽ, mỗi bữa chỉ nên ăn ít để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu.

5.Lời khuyên cho việc phòng chống thừa cân – béo phì

        Béo phì có xu hướng ngày càng phổ biến. Nó thực sự là mối nguy hiểm về sức khoẻ chứ không phải chỉ đơn thuần là vấn đề thẩm mỹ .

         Không có một phương cách kỳ diệu nào để giảm cân nhanh chóng mà chỉ có sự quyết tâm bền bỉ mới là bí quyết thành công. Nó là vấn đề lâu dài và cần phải giải quyết liên tục.

        Việc giảm cân ở người béo phì chắc chắn làm giảm được nguy cơ bệnh tật (đặc biệt bệnh tim mạch) và nâng cao chất lượng cuộc sống.

       Không có một mục tiêu giảm cân nào được coi là thống nhất. Tuỳ từng thể trạng và nói chung nên đặt mục tiêu ban đầu giảm 10% trọng lượng sau đó tiếp tục cho đến mức trọng lượng lý tưởng.

Các thuốc giảm cân không được khuyến cáo dùng một cách thường quy và thường là “lợi bất cập hại”.

Tài liệu tham khảo

           1.Thừa cân ,béo phì -hiểm họa của tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch-PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Yến-Viện tim Mạch-Bệnh Viện Bạch Mai.

         2.Phòng ngừa thừa cân béo phì –Bộ Y Tế , Cục Y Tế Dự Phòng

         3.Bệnh thừa cân,béo phì – viện dinh dưỡng quốc gia.

Trả lời

viTiếng Việt