Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Bài viết Về Game nổ hũ

Xét nghiệm cấy máu trong chẩn đoán nhiễm trùng huyết và một số lưu ý khi cấy máu

XÉT NGHIỆM CẤY MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI CẤY MÁU

BS Lê Sơn Duy – Khoa Xét Nghiệm

  1. Nhiễm trùng huyết là gì ?

Nhiễm trùng huyết là tình trạng nhiễm trùng toàn thân cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao.

Một số loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng huyết là nhóm Enterobacteriaceae, Escherichia coli, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae, …

  1. Tại sao cấy máu quan trọng ?
  • Cấy máu là xét nghiệm nhằm kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn, nấm trong máu hay không. Đây hiện nay được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm trùng huyết
  • Tìm tác nhân vi sinh gây nhiễm trùng huyết từ đó xác định ổ nhiễm trùng tiên phát : viêm phổi, viêm xương, viêm màng não, viêm tiết niệu,… và giúp bác sĩ điều trị theo kháng sinh đồ 1 cách hiệu quả nhất.
  • Đánh giá độ nhạy của thuốc kháng sinh
  • Tìm gene kháng thuốc ( hỗ trợ thông tin dịch tễ học và định hướng điều trị vi khuẩn kháng thuốc)
  1. Khi nào nên thực hiện cấy máu ?
  • Càng sớm càng tốt, ngay sau khi bệnh nhân khởi phát các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm trùng huyết (sốt cao, lạnh run), không nên chậm trễ vì trong vòng 30 phút-1 giờ lượng vi khuẩn trong máu sẽ giảm xuống
  • Trước khi dùng kháng sinh
  • Khi đang điều trị kháng sinh không đáp ứng
  • Khi có nhiễm trùng mới xuất hiện
  • Cấy lại trong quá trình điều trị để theo dõi tình trạng kháng thuốc

4. Một số lưu ý trong quá trình cấy máu

      a. Môi trường nuôi cấy

– Một bộ cấy máu gồm 1 chai hiếu khí (10ml) và một chai kị khí (10ml). 1 chai cấy máu lấy khoảng 8-10ml máu/ mỗi bệnh nhân

– Nếu chưa có chai kị khí thì có thể dùng 1 bộ 2 chai cấy hiếu khí

     b. Số lần cấy máu

– Không bao giờ cấy một chai hoặc một bộ đơn lẻ vì như vậy sẽ không đủ thể tích máu cho nuôi cấy và một số lượng đáng kể vi khuẩn có thể bị bỏ sót

– Nên cấy ít nhất 2 bộ, mỗi bộ 2 chai, một chai hiếu khí và một chai kỵ khí ( 8-10 ml cho mỗi bệnh nhân)

     c) Thể tích cấy máu

– Thể tích máu là đơn biến quan trọng nhất trong việc phát hiện nhiễm trùng huyết.

– Đối với người lớn thể tích máu khuyến cáo nên lấy tại mỗi vị trí tiêm là 20-30ml. Nguyên nhân là vì với thể tích máu từ 20-30ml, số lượng vi sinh vật tồn tại trong mẫu sẽ tăng tỷ lệ thuận với thể tích máu được lấy.

5. Vấn đề ngoại nhiễm khi cấy máu

Một số vi sinh vật gây ngoại nhiễm thường gặp:

  • Staphylococcus coagulase âm tính (70-80%)
  • Streptococcus viridans
  • Propionibacterium acnes
  • Corynebacterium species
  • Bacillus species

Để tránh ngoại nhiễm , cần sử dụng chất sát trùng da và chất sát trùng cần có đủ thời gian để khử trùng các bề mặt ( ít nhất 30 giây cho cồn iod và 1,5-2 phút cho iodophors)

Trong quá trình lấy máu, cần sử dụng hộp gòn mới, tiệt trùng ( nếu dùng gòn cũ có thể gây ngoại nhiểm vi khuẩn sống trong cồn Burkhol.cepacia)

Nếu lấy máu cho nhiều xét nghiệm thì ưu tiên bơm vào chai cấy máu trước để tránh ngoại nhiễm từ các ống máu khác

Tài liệu tham khảo:

  • Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng ( ban hành kèm quyết định số 1539/QĐ-BYT ngày 20/4/2017)
  • Hướng dẫn thực hành tốt cấy máu của BioMérieux VN
  • WHO guidelines on drawing blood: best practices in Phlebotomy, 2010

Trả lời

viTiếng Việt