Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Chăm sóc trẻ sau tiêm ngừa đúng cách

CHĂM SÓC TRẺ SAU TIÊM NGỪA ĐÚNG CÁCH

Nguyễn Phước Lộc – P.KHTH

Tiêm ngừa là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, vì sức khỏe của con em mình các phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, các phụ huynh cần biết những việc cần thực hiện khi đưa trẻ đi tiêm chủng cũng như biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm ngừa:

  1. Giữ gìn sổ tiêm ngừa của trẻ để theo dõi quá trình tiêm ngừa của trẻ, mang theo sổ tiêm ngừa khi đưa trẻ đi tiêm ngừa hoặc khi đi khám bệnh, chủ động thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của con em mình như đang ốm, sốt đang dùng thuốc hoặc có tiền sử phản ứng mạnh đối với loại vắc xin trong lần tiêm ngừa trước, đề nghị nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm ngừa.
  2. Chủ động hỏi nhân viên y tế về loại vắc xin được tiêm chủng lần này và những phản ứng có thể gặp, bế và giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  3. Sau tiêm chủng, cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra, tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng, người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.

Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm ngừa bao gồm tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, dấu hiệu về nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, các biểu hiện tại chỗ tiêm để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ.

  1. Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ và theo dõi; cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  2. Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị nếu có những biểu hiện bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, bú kém, bỏ bú, phát ban, tím tái, khó thở, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm…

Trả lời

viTiếng Việt