Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Dịch vụ KCBHỏi đáp

Chuyên đề: Mạch Vành Tim

Chuyên đề: Mạch Vành Tim – BS CK II Nguyễn Trung Hiếu – TK Nội tim mạch – BVĐK Long An 

Câu hỏi : Tôi nghe nói bị bệnh động mạch vành rất nguy hiểm? có các loại bệnh động mạch vành như thế nào? Làm sao biết tôi có bị bệnh động mạch vành hay không?

Trả lời:

Thật vậy, bệnh động mạch vành rất nguy hiểm. Theo ước tính hiện ở Mỹ có khoảng gần 7 triệu người bị bệnh động mạch vành và hàng năm có thêm khoảng 350.000 người bị đau thắt ngực mới. Tỷ lệ này ở các nước phát triển khác cũng rất đáng lo ngại. Tại châu Âu, có tới 600.000 bệnh nhân từ vong mỗi năm do bệnh động mạch vành và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam, bệnh động mạch vành đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và gây nhiều thay đổi trong mô hình bệnh tim mạch

Bệnh của động mạch vành thường bao gồm 3 dạng bệnh lý như sau:

–         Đau thắt ngực ổn định là tình trạng không có những diễn biến nặng lên bất ổn của cơn đau thắt ngực trong vòng vài tuần gần đây. Với đau thắt ngực ổn định thì tình trạng lâm sàng thường ổn định, cơn đau thắt ngực ngắn, xảy ra khi gắng sức, đỡ khi nghỉ và đáp ứng tốt với các thuốc nhóm Nitrates. Đau thắt ngực ổn định thường liên quan đến sự ổn định của mảng xơ vữa.

–         Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng bất ổn về lâm sàng, cơn đau thắt ngực xuất hiện nhiều và dài hơn, xảy ra cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi và cơn đau ít đáp ứng với các Nitrates. Cơn đau này thường liên quan đến tình trạng bất ổn của mảng xơ vữa động mạch vành. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn tới Nhồi máu cơ tim (NMCT) hoặc ổn định lại để thành đau thắt ngực ổn định.

–         Nhồi máu cơ tim là tình trạng bị tắc hoàn toàn động mạch vành (ĐMV) một cách nhanh chóng gây hoại tử vùng cơ tim phía sau phần nuôi dưỡng của đoạn ĐMV bị tắc. Về cơ chế gây NMCT cũng giống phần nào so với cơn đau thắt ngực không ổn định là do sự nứt vỡ của mảng xơ vữa và gây huyết khối bịt tắc hoàn toàn ĐMV.

 Vậy chẩn đoán bệnh như thế nào?

Nếu bạn có những triệu chứng của bệnh bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm cần thiết như:

–         Điện tâm đồ (ĐTĐ) thường quy là một thăm dò đơn giản giúp chẩn đoán bệnh.

–         Xét nghiệm máu: các men tim có trong máu có thể bình thường hoặc tăng trong nhồi máu cơ tim.

–         Siêu âm tim: thường giúp ích cho chẩn đoán rối loạn vận động vùng (nếu có), đánh giá chức năng thất trái (đặc biệt sau nhồi máu cơ tim) và các bệnh lý tổn thương van tim kèm theo hoặc giúp cho các bác sĩ chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.

–         Nghiệm pháp gắng sức là phương pháp ghi lại những thay đổi của trái tim khi bạn phải hoạt động gắng sức. Như chúng ta đã biết, khi nghỉ thì dù bạn có bị hẹp ĐMV nhưng vẫn đủ khả năng để nuôi dưỡng cho phần cơ tim nên có thể sẽ không phát hiện đượng những biến đổi trên các biện pháp thăm dò thông thường (điện tim đồ, phóng xạ đồ, siêu âm tim..). Khi phải gằng sức đỏi hỏi nhu cầu cao hơn thì nơi ĐMV bị hẹp sẽ không đủ khả năng cung cấp ô xy cho cơ tim phía sau và khi đó mới lộ ra những thay đổi của việc thiếu máu cơ tim trên các thăm dò. Điện tim đồ gắng sức là một biện pháp khá hữu hiệu và kinh điển. Bạn sẽ được yêu cầu đạp xe với tốc độ tăng dần hoặc chạy trên thảm chạy có chương trình với tốc độ tăng dần, đồng thời bạn được gắn điện tim để ghi theo các diễn biến. Qua đó bác sỹ có thể biết được bạn có thể bị bệnh ĐMV hay không và mức độ như thế nào. Kết quả này có thể hướng tới các thăm dò chính xác hơn.

–         Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thông tim và chụp mạch vành. Đây là biện pháp tốt nhất và hiện đại nhất cho phép chẩn đoán bệnh lý động mạch vành bởi vì nó cho phép người bác sĩ có thể nhìn thấy chính xác động mạch vành nào bị hẹp hay tắc dưới màn huỳnh quang tăng sáng.

Câu hỏi: Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành là gì?

Trả lời:

Quả tim như một khối cơ hoạt động như như một cái bơm tống máu đi khắp cơ thể. Để đảm bảo chức năng này, quả tim phải nhận đủ oxygen. Oxy được cung cấp tới cơ tim qua hệ thống động mạch vành, hệ thống này bao phủ xung quanh quả tim. Khi bị bệnh lí động mạch vành, dòng máu tới động mạch giảm sút. Khi đó cơ tim không nhận đủ oxy, và triệu chứng đau ngực xuất hiện (còn được gọi cơn đau thắt ngực).

Bệnh lí này do sự lắng đọng các chất béo như cholesterol, nó nằm dọc thành mạch được gọi mảng xơ vữa. Chắc các bạn đã từng nghe tới các khái niệm như “mảng”, “tổn thương”, “tắc nghẽn” hay “hẹp”. Điều này có nghĩa rằng có sự hẹp của thành mạch gây ra do sự dầy lên do lắng đọng các chất béo, thậm chí có thể gây tắc mạch. Do động mạch vành cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim nên khi sự tắc nghẽn không được điều trị có thể rất nguy hiểm, dẫn tới nhồi máu cơ tim hay thậm chí tử vong. Có rất nhiều các nguyên nhân có hại trong cuộc sống có thể gây hẹp hay tắc một hay nhiều các động mạch vành của bạn.

Tại sao lại có thể bị bệnh động mạch vành (bị xơ vữa động mạch vành)?

Trong quá trình sống của chúng ta có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được tìm ra là nguyên nhân làm tăng khả năng bị xơ vữa gây hẹp ĐMV. Hiện nay, các nghiên cứu đã cho thấy rõ có 2 loại yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV như sau:

–         Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

o   Tuổi cao (nam trên 50 và nữ trên 55 tuổi).

o   Giới nam nguy cơ bị nhiều hơn nữ khoảng 2 – 3 lần.

o   Gia đình có người bị bệnh ĐMV.

o   Chủng tộc.

–         Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

o   Hút thuốc lá

o   Béo phì

o   Lười vận động

o   Tăng huyết áp

o   Đái tháo đuờng

o   Rối loạn mỡ máu

o   Stress …

 Vấn đề chính là chúng ta phải biết rõ chúng ta có thể mang những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được nào và cần phải tránh hoặc từ bỏ hoặc kịp thời khống chế những nguy cơ có thể thay đổi được.

Trong mọi truờng hợp, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn luôn là nguyên tắc bất di bất dịch trong cuộc sống. Bạn hãy cố gắng tạo cho mình được một cuộc sống với ít nhất những yếu tố nguy cơ nếu có thể.

 

Câu hỏi: Làm thế nào ngăn ngừa bệnh động mạch vành?

Trả lời:

Để ngăn ngừa bệnh động mạch vành trước tiên, cùng với sự giúp đỡ của thầy thuốc, bạn phải đánh giá là mình thuộc nhóm nguy cơ thấp hay cao.

Nhiều câu hỏi bạn có thể tự trả lời được. Bạn có hút thuốc? Bạn có thừa cân? Bạn có uống quá nhiều rượu? Có ai trong gia đình bạn mắc bệnh tim mạch hay tăng huyết áp?. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ về mức độ nguy cơ của bản thân, bạn cần có sự trợ giúp của thầy thuốc. Thầy thuốc sẽ đo huyết áp, sẽ gửi máu của bạn đi làm xét nghiệm về cholesterol, triglycerid, đường trong máu đồng thời khai thác tiền sử và tiến hành quá trình thăm khám. Thầy thuốc có thể ghi điện tâm đồ hoặc tiến hành một vài xét nghiệm chuyên biệt nào đó để xác định xem quả tim bạn có bị phì đại hay bất thường không. Bằng việc kết hợp những thông tin thu được về các yếu tố, thầy thuốc sẽ giúp bạn xác định được tổng nguy cơ.

Khi các thông số về nguy cơ đã được thu thập và lượng giá, một chương trình điều trị hướng tới việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ có thể được bắt đầu.

Nếu bạn là người không mang yếu tố nguy cơ và không mắc bệnh tim mạch, những lời khuyên đơn giản dưới đây sẽ luôn hữu ích và nếu có, cũng sẽ rất ít gây hại cho bạn:

  • Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, ít mỡ bão hoà và cholesterol, nhiều rau, quả, cá…
  • Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân.
  • Hạn chế muối đưa vào cơ thể. Đa số chúng ta ăn nhiều muối hơn lượng cơ thể chúng ta cần. Nhiều thức ăn tự nhiên đã chứa muối hoặc muối đã được thêm vào trong quá trình chế biến. Đơn giản nhất, bạn hãy hạn chế cho muối vào thức ăn khi nấu nướng.
  • Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục. Tập luyện đều đặn có lợi cho tất cả mọi người. Bạn hãy chọn một phương pháp phù hợp với sở thích, thời gian và khả năng của bạn. Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 45 phút.
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy ngừng ngay.
  • Nếu bạn uống rượu, hãy vừa phải.
  • Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
  • Đi khám bệnh định kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn. Một hồ sơ hoàn toàn trong sạch về sức khoẻ tại một thời điểm nào đó không thể suốt đời đảm bảo được rằng bạn không có bệnh tật.

Trong trường hợp bạn đã được xác định tăng huyết áp hoặc có lượng cholesterol trong máu cao? Thời gian bắt đầu và việc chọn lựa một phác đồ điều trị hãy để người thầy thuốc quyết định, tất nhiên phải có sự đồng ý của bạn. Nhìn chung, khi bị tăng huyết áp, tăng lượng cholesterol trong máu hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp, bạn cần được điều trị bằng thuốc. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể khởi đầu bằng thực hiện chế độ ăn kiêng, tập luyện thể lực và điều chỉnh các thói quen có hại.

Câu hỏi: Dấu hiệu nào phải chú ý là có thể bị Nhồi máu cơ tim?

Trả lời:

Dấu hiệu cần phải chú ý bạn có thể bị nhồi máu cơ tim đó là triệu chứng đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực điển hình là đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc hơi lệch sang trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Nhiều khi bạn có cảm giác như bị “voi giẫm lên ngực”. Cơn đau thường kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng Nitroglycerin. Một số trường hợp đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp NMCT có thể xảy ra mà bệnh nhân không hoặc ít cảm giác đau (NMCT thầm lặng), hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, bệnh nhân có tiểu đường hoặc tăng huyết áp.

Kèm theo đau người bệnh có thể rất hoảng sợ, vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn…

Khi bạn bị đau ngực như vậy hãy nằm yên và gọi người giúp đỡ hoặc gọi điện thoại cấp cứu. Không được cố gắng đi lại hoặc tiếp tục làm việc gì đó.

Câu hỏi: Phải làm gì khi bản thân hoặc người nhà bị cơn đau ngực trái đột ngột?

Trả lời:

Thông thường, đau ngực trái có thể do rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân tương đối lành tính (như ngoại tâm thu), trong khi lại có những nguyên nhân là tình trạng cấp cứu nặng (như nhồi máu cơ tim, phình tách động mạch chủ).

Nếu bạn còn trẻ tuổi, không có tiền sử bệnh tim mạch, cơn đau ngực ngắn (kéo dài khoảng vài chục giây đến nửa phút) thì thường không liên quan đến tình trạng cấp cứu nghiêm trọng. Hãy bình tĩnh nghỉ ngơi để cơn đau qua đi và đến khám bác sỹ.

Ngược lại, nếu bạn là người có tuổi, có tiền sử bệnh tăng huyết áp, tiền sử đái tháo đường, thì cơn đau ngực trái là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Nếu bạn đau ngực theo từng cơn, mỗi cơn kéo dài từ 10 phút đến vài giờ, có khả năng bạn bị mắc bệnh mạch vành. Các triệu chứng của cơn đau ngực rất đa dạng, như đau bóp nghẹt ngực, đau bỏng rát, đau như dao đâm, hoặc chỉ là cảm giác tức hay nặng ngực. Cơn đau không giảm đi khi thay đổi tư thế. Những triệu chứng kèm theo có thể là vã mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mệt, đánh trống ngực,… Nếu bạn có tiền sử tăng huyết áp, và đau ngực liên tục không giảm, cơn đau lan ra sau lưng, có khả năng bạn bị phồng hay tách thành động mạch chủ. Cả bệnh mạch vành và phồng tách động mạch chủ đều là tình trạng cấp cứu nội khoa, Sự chậm trễ trong việc cấp cứu có thể khiến bạn phải trả giá bằng mạnh sống của mình. Do vậy, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

 

Câu hỏi : Xin cho biết đặt stent động mạch vành là gì? Làm như thế nào?

Trả lời:

Stent động mạch vành là những khung lưới kim loại nhỏ được đưa vào trong lòng mạch vành, nhằm mục đích mở rộng lòng mạch bị hẹp và giữ nó không hẹp lại.

Có hai loại stent mạch vành: stent thường và stent phủ thuốc. Stent phủ thuốc có tác dụng ngăn ngừa tiến triển của lớp nội mạc, qua đó làm giảm đáng kể tỉ lệ tái hẹp sau can thiệt động mạch vành.

Stent được đưa vào cơ thể nhờ một ống thông có bóng ở đầu. Ở trạng thái ban đầu, bóng xẹp và stent phủ bên ngoài bóng. Sau khi đưa bóng đến nhánh động mạch vành bị hẹp, bác sỹ sẽ bơm căng bóng. Bóng nở ra khiến stent nở theo và áp sát vào lòng động mạch vành. Bóng sau đó được làm xẹp và rút ra khỏi mạch vành, để lại stent vĩnh viễn trong lòng mạch.

Thủ thuật đặt stent mạch vành là một thủ thuật tiến hành qua da, chỉ cần gây tê tại chỗ, không cần gây mê. Thời gian thủ thuật kéo dài từ 45 phút cho đến 120 phút, tùy trường hợp.

Hai biến chứng chính sau khi đặt stent mạch vành là tái hẹp stent và tắc lại stent do huyết khối. Để ngăn ngừa hai biến chứng này, bệnh nhân cần uống thuốc liên tục, đều đặn. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin và clopidogrel (biệt dược có tên Plavix) và thuốc hạ mỡ máu nhóm statin là những thuốc quan trọng nhất. Bệnh nhân sau khi đặt stent mạch vành được khuyên nên uống clopidogrel tối thiểu 12 tháng, uống aspirin suốt đời (nếu không có chống chỉ định).

Hãy đi khám bác sỹ định kỳ để được kê đơn thuốc đầy đủ và phù hợp.

Câu hỏi: Tôi bị nhồi máu cơ tim cấp, đã được can thiệp đặt stent động mạch vành? Sau bao lâu tôi có thể đi làm trở lại được?

Trả lời:

Đa số bệnh nhân được xuất viện trong vòng 2-3 ngày sau khi được đặt stent kịp thời và nếu bạn không bị biến chứng nào đáng kể. Khi thầy thuốc cho rằng tình trạng bệnh đã ổn định, bạn có thể ra viện. Bạn cần vận động càng sớm càng tốt theo chỉ dẫn của thày thuốc. Nhìn chung, bạn có thể quay lại làm việc trong vòng 2- 4 tuần sau khi ra viện. Tuy nhiên, bạn cần được tư vấn của thày thuốc dựa trên khả năng gắng sức của bạn. Trong giai đoạn đầu, bạn nên tránh những công việc nặng, căng thẳng và nên làm nửa thời gian. Sau đó, bạn sẽ dần trở lại công việc như bình thường. Thầy thuốc có thể sẽ cần theo dõi tiến triển của bạn ngay cả khi bạn đã về nhà. Vì vậy, hãy đến khám lại nếu được yêu cầu. Thầy thuốc sẽ điều chỉnh đơn thuốc và đưa ra những lời khuyên phù hợp cho bạn. Hãy dành thời gian để hỏi kỹ bác sỹ về đơn thuốc, những hoạt động thể lực bạn được làm và không nên làm, thay đổi lối sống, hoặc bất kỳ vấn đề nào làm bạn lo lắng.

Câu hỏi: Bị đau ngực đột ngột nghi nhồi máu cơ tim cấp? có thể dùng các thuốc đông y (như viên An cung hoàn) để cho cấp cứu không?

Trả lời:

Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu nội khoa, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biện pháp điều trị hiện đại (như can thiệp động mạch vành thì đầu) có thể cứu sống bạn và đưa bạn trở về cuộc sống bình thường nếu như bạn được can thiệp kịp thời. Sớm được chút nào thì cơ hội sống sót và chất lượng cuộc sống sau này của bạn sẽ tăng thêm chút đó ! Do vậy, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng đau ngực đột ngột, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay và đến cơ sở y tế gần nhất. Chậm trễ trong điều trị có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Các thuốc Đông y (như viên An cung hoàn) không hề có vai trò rõ ràng trong điều trị bệnh lý mạch vành nói chung và nhồi máu cơ tim cấp nói riêng. Do vậy, không nên uống thuốc Đông y nếu bạn nghĩ mình bị nhồi máu cơ tim. Thời gian tìm kiếm và uống những loại thuốc không cần thiết sẽ là lãng phí chút thời gian quý báu để điều trị triệt để bệnh mạch vành của bạn

Câu hỏi: Tôi bị bệnh động mạch vành và được chỉ định phẫu thuật làm cầu nối, hiện rất lo lắng. Xin cho hỏi phẫu thuật này là gì? Có nguy hiểm không?

Trả lời:

Phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành là một phẫu thuật nhằm tái thông dòng chảy mạch vành, thường được sử dụng để cải thiện dòng máu nuôi cơ tim cho những bệnh nhân hẹp mạch vành mức độ nặng. Khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch “lành lặn”, không bị hẹp từ chính cơ thể của bạn (thường dùng động mạch vú trong, động mạch quay, tĩnh mạch hiển) để nối từ động mạch chủ đến nhánh mạch vành bị hẹp. Cầu nối này sẽ đảm đương vai trò vận chuyển máu giàu oxy đến nuôi cơ tim. Ngay trong một cuộc mổ[U1] , phẫu thuật viên có thể làm luôn 4 – 6 cầu nối chủ-vành cho tất cả các nhánh động mạch vành bị hẹp nặng.

Không phải ai có bệnh mạch vành cũng cần làm phẫu thuật cầu nối chủ-vành. Thầy thuốc sẽ quyết định bạn có cần phẫu thuật không, dựa trên một số yếu tố như mức độ hẹp mạch vành, triệu chứng lâm sàng hoặc cân đối khi so sánh giữa lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật với các biện pháp điều trị khác như can thiệp đặt stent mạch vành qua da hoặc điều trị thuốc đơn thuần.

Kết quả phẫu thuật làm cầu nối chủ vành nói chung rất khả quan, với trên 85% bệnh nhân cải thiện rõ rệt triệu chứng lâm sàng, giảm tỉ lệ nhồi máu cơ tim, và giảm tỉ lệ tử vong.

Tuy nhiên, phẫu thuật làm cầu nối chủ vành là loại phẫu thuật lớn (đại phẫu) nên cũng có tỷ lệ gặp biến chứng nhất định dù khá thấp như: đau, nhiễm khuẩn, chảy máu, suy thận, dị ứng thuốc gây mê, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc tử vong.

Sau mổ, bạn sẽ cần từ 6 đến 12 tuần để hồi phục. Đa số người bệnh quay trở lại với công việc thường ngày trong khoảng 6 tuần sau phẫu thuật. Sau mổ, bạn cần đến khám bác sỹ định kỳ, thay đổi lối sống để ngăn ngừa tiến triển nặng hơn của bệnh mạch vành, và uống thuốc đều theo đơn.

 

Câu hỏi: Tôi đã được đặt stent động mạch vành? Tôi có phải uống thuốc tiếp tục không?

Trả lời:

Stent mạch vành là một bước tiến lớn của ngành tim mạch nói chung và tim mạch can thiệp nói riêng. Stent mạch vành hạn chế sự tái hẹp lòng mạch, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện vì bệnh mạch vành.

Tuy nhiên, stent không thể thay thế hoàn toàn việc uống thuốc. Ngược lại, sau khi đặt stent mạch vành, nhất là stent phủ thuốc, bạn càng cần phải tuân thủ chế độ uống thuốc đều đặn và nghiêm ngặt. Các thuốc thiết yếu đối với bệnh nhân đã đặt stent là thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel), thuốc hạ mỡ máu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển. Ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Bạn cần đến khám bác sỹ định kỳ để được kê đơn thuốc phù hợp cũng như theo dõi và điều trị các tác dụng không mong muốn của thuốc.

 

Câu hỏi: Tôi bị bệnh động mạch vành, bác sỹ nói cần dùng aspirin suốt đời. Như vậy có nguy cơ gì không?

Trả lời:

Aspirin có hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu. Thuốc được chứng minh là có tác dụng giảm tỉ lệ tử vong của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đồng thời ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Aspirin được chỉ định cho mọi bệnh nhân có hẹp đáng kể động mạch vành, bệnh nhân tiền sử nhồi máu cơ tim, hoặc những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc các biến cố tim mạch khác. Do vậy nếu không có chống chỉ định, nên dùng aspirin lâu dài.

Bạn không nên uống aspirin nếu bạn có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc các thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác (như ibuprofen, naproxen). Bạn cũng không được uống thuốc khi bạn có các bệnh lý dễ gây chảy máu (như chứng máu khó đông, hemophilia).

Tác dụng phụ phổ biến của aspirin là gây kích ứng dạ dày. Thuốc cũng có thể gây xuất huyết nhỏ ở da và niêm mạc. Biến chứng nặng khi dùng thuốc là gây thủng, loét dạ dày, hay chảy máu đến mức nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên thì tỷ lệ biến chứng nặng rất thấp, nhất là với liều thấp (75-100mg). Bạn nên uống aspirin sau bữa ăn để giảm thiểu tác dụng kích ứng đường tiêu hóa của thuốc. Nói chung, aspirin liều thấp (từ 75 đến 100 mg) uống hàng ngày là đủ để ức chế hình thành cục máu đông, đồng thời ít gây các tác dụng phụ trầm trọng.

Nếu bạn gặp vấn đề bất thường khi dùng thuốc, đừng ngại thông báo cho bác sỹ. Tuyệt đối không bao giờ tự ý ngừng aspirin, nhất là khi bạn đã được đặt stent mạch vành. Ngừng thuốc có thể dẫn tới các hậu quả trầm trọng, thậm chí tử vong.

 

Câu hỏi: Các biện pháp nào để xác định bị bệnh động mạch vành?

Trả lời:

Với bệnh nhân có bệnh động mạch vành, triệu chứng đầu tiên thường là cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không đau ngực hoặc cơn đau không điển hình. Nếu nghi ngờ bạn có bệnh mạch vành, bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm một số thăm dò để xác định bệnh.

Điện tâm đồ

Điện tâm đồ là biện pháp đơn giản nhất để tìm các dấu hiệu của bệnh mạch vành. Điện tâm đồ có thể có các biểu hiện thiếu máu cơ tim hay hoại tử cơ tim, các biến chứng của bệnh mạch vành như dày thành tim, giãn buồng tim rối loạn nhịp tim. Điện tâm đồ là một thăm dò không chảy máu, đơn giản, ít tốn kém, có thể tiến hành trong vòng 5 phút. Tuy nhiên có khá nhiều trường hợp có bệnh mạch vành mà điện tâm đồ lại không biến đổi. Ngược lại, điện tâm đồ có thể biến đổi trong khi bạn lại không có bệnh mạch vành (trường hợp nữ giới, bệnh nhân béo phì, tăng huyết áp). Lưu giữ các điện tâm đồ cũ để so sánh và xác định những biến đổi mới cho phép nâng cao khả năng phát hiện bệnh mạch vành.

Siêu âm tim

Siêu âm tim đánh giá vận động các thành tim. Nếu bạn có bệnh động mạch vành, vùng cơ tim được cấp máu bởi nhánh mạch vành đó sẽ không được cấp đủ oxy. Vùng cơ tim đó sẽ có hiện tượng rối loạn vận động so với các vùng khác (có thể giảm vận động hoặc hoàn toàn không vận động). Siêu âm tim cũng là một thăm dò không chảy máu, tuy nhiên đòi hỏi phương tiện hiện đại (máy siêu âm) cũng như bác sỹ được đào tạo chuyên khoa. Mặt khác siêu âm tim thường chỉ phát hiện được bệnh mạch vành ở giai đoạn muộn khi bệnh đã gây ra các rối loạn vận động buồng tim.

Nghiệm pháp gắng sức

Nghiệm pháp gắng sức là biện pháp kinh điển để chẩn đoán bệnh mạch vành. Như chúng ta đã biết, khi nghỉ ngơi thì động mạch vành dù bị hẹp vẫn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Khi phải gắng sức, nhu cầu oxy cơ thể tăng lên, và khi đó mới lộ ra các dấu hiệu thiếu máu cơ tim. Thầy thuốc có thể yêu cầu bạn bằng chạy trên thảm chạy, hoặc đạp xe tại chỗ với tốc độ tăng dần, hoặc họ sẽ truyền thuốc cho bạn để gây tình trạng gắng sức thực nghiệm.. Tình trạng thiếu máu cơ tim khi gắng sức sẽ được ghi nhận và đánh giá bằng một số biện pháp như điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức, hoặc xạ hình cơ tim gắng sức. Qua đó, thầy thuốc đánh giá bạn có khả năng bị bệnh mạch vành hay không và mức độ như thế nào.

Thăm dò chẩn đoán hình ảnh

Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh, như chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành, chụp cộng hưởng từ tim, chụp phóng xạ tưới máu cơ tim ngày càng được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán sớm động mạch vành. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch vành đã khá phổ biến ở các trung tâm tim mạch lớn trong nước. Phim chụp sẽ cung cấp hình ảnh giải phẫu của mạch vành, cho biết mức độ vôi hóa mạch vành, nhánh mạch vành bị hẹp, mức độ hẹp, cũng như các bất thường giải phẫu khác.

Thông tim và chụp động mạch vành

Thông tim và chụp động mạch vành là biện pháp hiện đại nhất để chẩn đoán bệnh mạch vành. Thủ thuật này được tiến hành trong phòng tim mạch can thiệp với các thiết bị chụp mạch và màn huỳnh quang tăng sáng hiện đại. Qua đường động mạch quay hoặc động mạch đùi, bác sĩ sẽ đưa một ống thông lên tim của bạn vào nhánh động mạch vành. Qua ống thông đó bác sỹ sẽ tiêm một dung dịch đặc biệt là chất cản quang vào động mạch vành của bạn. Chất cản quang cho phép bác sỹ nhìn thấy hình dạng, kích thước mạch vành trên màn huỳnh quang, đánh giá vị trí hẹp và mức độ hẹp mạch vành. Chụp động mạch vành qua da là một biện pháp thăm dò chảy máu, tuy nhiên hoàn toàn không đau đớn (không cần gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ) và rất hiếm gặp biến chứng.

Tuy nhiên tất cả các biện pháp để xác định bệnh mạch vành đã nêu chỉ có thể đánh giá được bệnh lý mạch vành tại thời điểm thăm khám trong khi bệnh mạch vành là bệnh lý tiến triển liên tục theo thời gian, do vậy bạn cần lưu ý đi khám định kỳ, áp dụng các biện pháp phòng bệnh để kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành và tư vấn bác sỹ chuyên khoa tim mạch bất cứ khi nào có các biểu hiện nghi ngờ bệnh mạch vành.

 

Câu hỏi: Xin cho biết các biện pháp chữa bệnh động mạch vành?

Trả lời:

Khi có chẩn đoán xác định bệnh động mạch vành, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bạn, tùy theo căn nguyên và mức độ nặng của bệnh. Điều trị bệnh mạch vành bao gồm: tái thông mạch vành bị hẹp (bằng đặt stent hoặc phẫu thuật), điều trị nội khoa, và thay đổi lối sống.

Tái thông mạch vành bị hẹp

Có hai biện pháp tái thông mạch vành bị hẹp là can thiệp động mạch vành qua da (nong bóng, đặt stent) và phẫu thuật làm cầu nối chủ vành.

Can thiệp mạch vành qua da là một thủ thuật, trong đó bác sỹ sử dụng một ống thông chuyên dụng luồn từ động mạch quay hoặc động mạch đùi lên tim, đi vào các nhánh động mạch vành bị hẹp. Qua ống thông đó, bác sỹ có thể đưa bóng vào nong rộng mạch vành ra và sau đó đặt vào lòng mạch một khung giá đỡ bằng kim loại (gọi là stent), nhằm mục đích giữ cho lòng mạch không bị hẹp lại. Thủ thuật đặt stent mạch vành là một thủ thuật tiến hành qua da, chỉ cần gây tê tại chỗ, không cần gây mê. Thời gian thủ thuật kéo dài từ 45 phút cho đến 120 phút, tùy trường hợp. Chỉ định can thiệp động mạch vành qua da cho những bệnh nhân có tổn thương giải phẫu có thể can thiệp được, hoặc những bệnh nhân có nhiều bệnh lý kết hợp khiến cho không thể chịu đựng được một cuộc mổ tim.

Phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành là một phãu thuật nhằm tái thông dòng chảy mạch vành, nhờ đó cải thiện dòng máu nuôi cơ tim. Khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch “lành lặn”, không bị hẹp từ chính cơ thể của bạn để nối từ động mạch chủ đến nhánh mạch vành bị hẹp. Cầu nối này sẽ đảm đương vai trò vận chuyển máu giàu oxy đến nuôi cơ tim. Trong một cuộc mổ, phẫu thuật viên có thể làm nhiều cầu nối chủ-vành cho tất cả các mạch vành bị hẹp nặng.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa nhằm hạn chế tiến triển của bệnh, cải thiện lượng máu nuôi cơ tim. Thầy thuốc có thể cho bạn uống các loại thuốc sau:

Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin để ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch vành

Chẹn beta giao cảm: Thuốc làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, giảm nhu cầu oxy cơ tim

Thuốc hạ mỡ máu: làm giảm xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối

Nitroglycerin: thuốc làm giảm đau ngực nhờ làm giãn mạch vành bị hẹp, tăng cường tưới máu cơ tim

Thuốc ức chế men chuyển: hạ huyết áp, cải thiện chức năng tim

Các thuốc để điều trị các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường…

Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh có thể giúp hạn chế tiến triển của bệnh mạch vành. Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng: hạn chế chất béo, đồ ăn mặn, giảm cân nặng

Tập thể dục đều đặn và tăng cường hoạt động thể lực

Bỏ hoàn toàn thuốc lá bao gồm cả việc tránh hít khói thuốc từ người khác (hay còn gọi là hút thuốc lá bị động)

Nhận biết và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu

 

Câu hỏi: Can thiệp động mạch vành là gì? Nong động mạch vành là gì? Đặt stent động mạch vành là gì? Khi nào cần làm? Làm như thế nào? Chuẩn bị ra sao?

Trả lời:

Can thiệp mạch vành qua da là một kỹ thuật dùng một loại ống thông nhỏ (catheter) để đưa một bóng nhỏ vào lòng động mạch vành bị tắc rồi nong và đặt Stent (giá đỡ) để làm tái thông dòng máu. Trái với phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cần mở lồng ngực, can thiệp động mạch vành có thể thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da để đưa catheter vào động mạch ở đùi hay cổ tay. Người bệnh sẽ được gây tê tại vùng chọc nên nhìn chung, thủ thuật này không gây đau hơn một lần lấy máu làm xét nghiệm. Bệnh nhân vẫn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Khi chụp mạch vành, bác sĩ của bạn sẽ chỉ cho bạn động mạch vành bị hẹp/tắc, vị trí tắc nghẽn và mức độ tổn thương có cần được can thiệp nong và đặt stent hay không. Quá trình thực hiện thủ thuật thường được tiến hành trong vòng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 ngày tính từ khi kết thúc thủ thuật.

Chụp và can thiệp nong, đặt stent động mạch vành qua da giải quyết tình trạng hẹp tắc trong động mạch vành, giúp tưới máu cho cơ tim tốt hơn trong mọi điều kiện hoạt động gắng sức của bệnh nhân và do đó, cho phép bệnh nhân có thể hoạt động trở lại mà không xuất hiện cơn đau thắt ngực. Trong trường hợp nhồi máu cơ tim, cùng với việc điều trị bằng thuốc tối ưu, thủ thuật này là một biện pháp giúp tái tưới máu động mạch vành để hạn chế bớt vùng cơ tim tổn thương do thiếu máu, đồng thời cũng giúp phòng tắc hẹp tái phát, hạn chế cơn đau thắt ngực trở lại.

Trước khi chụp hay đặt stent động mạch vành, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn hoặc thân nhân của bạn tại sao cần thực hiện kỹ thuật này, dự kiến phương pháp tiến hành ra sao và những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Ngày nay, với những tiến bộ trong trang thiết bị, phương tiện hồi sức và thuốc hỗ trợ, chụp và can thiệp động mạch vành qua da đã an toàn hơn và nguy cơ của nó đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên nó vẫn là một thủ thuật xâm nhập gây chảy máu và có thể xảy ra những nguy cơ nhất định.

Những nguy cơ của thủ thuật này bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng với thuốc cản quang sử dụng trong khi chụp, nguy cơ tổn thương mạch máu, đột quỵ và suy thận. Ngoài ra, cũng có một tỷ lệ nhất định các stent đã đặt có thể đột ngột bị tắc lại gây ra nhồi máu cơ tim cần phải can thiệp lại hoặc làm cầu nối cấp cứu, thậm chí cả tử vong. Khả năng xảy ra tai biến hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo thống kê của các nghiên cứu lớn trên thế giới, nguy cơ tai biến cần can thiệp cấp cứu hay tử vong liên quan đến kỹ thuật chụp động mạch vành là khá thấp (chỉ 1 đến 2%).

Trước khi thực hiện chụp động mạch vành, bạn cần được dùng đầy đủ một số thuốc như aspirin, clopidogrel,… cũng như cần dừng một số loại thuốc khác bạn đang dùng như thuốc đái tháo đường nhóm metformin hay coumadin. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang có thể phải dùng một số thuốc chống dị ứng trước thủ thuật ít nhất 1 ngày để giảm nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nặng nề. Tốt nhất hãy nói cho bác sĩ của bạn biết nếu như bạn bị dị ứng với thuốc nhuộm hay tôm cua.

Bạn cũng sẽ được dùng một loại thuốc an thần nhẹ trước khi tiến hành thủ thuật để giúp thư giãn, tránh cảm giác căng thẳng.

Khi ở trong phòng can thiệp, bạn sẽ được chuyển lên bàn can thiệp. Chụp và can thiệp động mạch vành có thể được tiến hành qua động mạch vùng bẹn, khuỷu hay cổ tay. Vùng làm thủ thuật sẽ được làm sạch và cạo lông, sát khuẩn sạch và phủ vải vô khuẩn xung quanh. Bác sĩ làm thủ thuật sẽ gây tê vùng đó bằng thuốc tê trước khi mở một lỗ nhỏ vào lòng động mạch tại vùng đó. Tiếp theo, một ống nhỏ (được gọi là sheath) sẽ được đưa vào động mạch. Qua ống này, một catheter dẫn đường đặc biệt sẽ được đưa vào để lái theo động mạch đến động mạch vành. Sau đó, một dây dẫn rất nhỏ và mỏng được luồn qua ống thông trên để đưa đến vị trí tổn thương rồi xuyên qua chỗ tắc trong lòng động mạch vành. Tuỳ thuộc vào tổn thương của động mạch vành, bác sỹ có thể dùng một bóng nhỏ đặc biệt đưa vào nong chỗ hẹp tắc trong động mạch vành hay không. Quả bóng này giúp mở chỗ tắc bằng cách ép mạnh mảng xơ vữa vào thành mạch làm mở thông động mạch. Có thể cần nong một vài lần tiếp theo với những cỡ bóng to hơn hay với áp lực cao hơn để giảm mức độ tắc nghẽn. Thông thường, nong động mạch vành bằng bóng có thể làm mức độ hẹp giảm đi từ 20 – 30%. Cuối cùng, một hoặc một vài stent sẽ được đặt vào vị trí tổn thương để giảm tỷ lệ tái hẹp sau can thiệp.

Trong kỹ thuật đặt stent, một stent được đặt bên ngoài quả bóng nong gắn trên đầu một dây dẫn đặc biệt. Khi quả bóng nong được bơm căng sẽ làm mở stent và ép vào thành động mạch vành. Khi dây dẫn mang quả bóng được rút ra, stent sẽ nằm lại trong lòng mạch, có tác dụng như một giá đỡ làm cho lòng mạch không co hẹp lại.

Một tiến bộ gần đây là sự phát triển của loại stent phủ thuốc có tác dụng làm giảm nguy cơ mảng xơ vữa phát triển trở lại sau một thời gian. Thuốc được phủ lên các mắt lưới trên stent. Sau khi stent được đưa vào trong động mạch vành, thuốc dần dần được phóng thích vào thành mạch trong vài tuần hoặc vài tháng.

Khi động mạch vành bị tắc chỉ được điều trị với nong bằng bóng đơn thuần, nguy cơ của hẹp tái phát gây triệu chứng (đau ngực tái phát) là khoảng 30%. Nếu đặt stent, nguy cơ này giảm xuống khoảng 20% còn nếu đặt stent phủ thuốc thì nguy cơ tái hẹp chỉ còn 5 – 10%. Bác sỹ làm thủ thuật sẽ giải thích cho thân nhân của người bệnh nên đặt stent thường (không phủ thuốc) hay stent phủ thuốc tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Bệnh nhân thường được bắt đầu điều trị trước can thiệp bằng clopidogrel một vài ngày trước khi chụp và đặt stent động mạch vành. Clopidogrel là một thuốc có tác dụng làm giảm kết dính tiểu cầu giống như aspirin. Clopidogrel và những thuốc tương tự cần được dùng ít nhất trong 4 tuần sau đặt stent không bọc thuốc hay 6 đến 12 tháng sau khi đượcđặt stent phủ thuốc để dự phòng hình thành huyết khối gây tắc stent.

Trả lời

viTiếng Việt