Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Chuyên đề: Rối Loạn Nhịp Tim

Chuyên đề: Rối Loạn Nhịp Tim – BS CK II Nguyễn Trung Hiếu – TK Nội tim mạch – BVĐK Long An

Câu hỏi: Tôi bị nhịp chậm, đã được cấy máy tạo nhịp tim, xin giải thích rõ về hoạt động máy tạo nhịp tim và tôi phải lưu ý gì trong cuộc sống ?

Trả lời:

Nhịp chậm làm cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, và đôi khi có thể ngất do thiếu máu não, gây nguy hiểm tính mạng. Một khi nhịp chậm đã gây triệu chứng, người bệnh cần được nhập viện để cấy máy tạo nhịp tim giúp quả tim hoạt động với tần số bình thường đảm bảo cung cấp máu cho toàn cơ thể. Một hệ thống tạo nhịp nhân tạo gồm hai thành phần: nguồn phát và dây dẫn truyền. Nguồn tạo nhịp là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin. Nó sản sinh ra các xung điện học làm tim co bóp. Thiết bị này được cấy ngay dưới da thông qua một được rạch da nhỏ, thường ở vùng dưới đòn trái.

Nguồn tạo nhịp nối với tim nhờ những dây dẫn siêu nhỏ được cấy cùng lúc. Xung động sẽ theo hệ thống dẫn này đi đến tim và được cài đặt để phát xung động theo một khoảng thời gian nhất định, phù hợp với nhịp hoạt động của ổ phát nhịp tự nhiên của tim, kích thích quả tim co bóp.

Những lưu ý trong cuộc sống

–         Tránh các áp lực đè lên vùng ngực nơi đặt máy tạo nhịp. Phụ nữ có thể cảm thấy thoải mái hơn với một miếng lót nhỏ đệm giữa vết rạch da với dây đeo áo ngực. Tắm gội không ảnh hưởng đến máy, vì máy sẽ hoàn toàn không bị tiếp xúc với nước.

–         Tuân thủ chiến lược điều trị của bác sĩ. Đi lại bằng ôtô, tàu hoả, hay máy bay không có gì nguy hại. Những người được đặt máy tạo nhịp vẫn có thể sinh hoạt tình dục bình thường.

–         Tập thể dục mỗi ngày, bất cứ bài tập nào bạn thích. Bạn có thể đi bộ ngắn, hoặc vận động tay chân để giúp lưu thông tuần hoàn. Nếu chưa hiểu rõ về các bài tập, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động bình thường như những người cùng độ tuổi khác.

–         Đừng tập quá tải. Ngừng tập nếu cảm thấy mệt. Khối lượng vận động phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.

Đến khám bác sĩ trong trường hợp:

–         Bạn có khó thở

–         Bạn bắt đầu tăng cân và phù nề cẳng chân hoặc quanh mắt cá chân

–         Bạn bị chóng mặt, thoáng ngất, hoặc có những cơn choáng ngắn

Câu hỏi : Tôi thấy hồi hộp trống ngực, đi khám được phát hiện rung nhĩ, như vậy có nguy hiểm không ? Tôi phải làm gì?

Trả lời:

Bản thân rung nhĩ ít khi nguy hiểm chết người nhưng nó có thể dẫn tới một số biến chứng nặng nề. Các triệu chứng thường gặp của rung nhĩ gồm cảm giác hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, khó thở do suy tim, và nguy hiểm nhất là đột quỵ (méo miệng, liệt nửa người, có thể hôn mê và tử vong). Vì thế, nếu bạn đã được chẩn đoán là rung nhĩ, bạn cần phải tới bác sĩ để được khám và điều trị ngay

Trước hết, cần xác định xem rung nhĩ này do nguyên nhân gì, và sẽ tiến hành điều trị theo nguyên nhân. Ở Việt Nam, một tỉ lệ cao bệnh nhân gặp rung nhĩ do bệnh lý van tim do thấp (hẹp hai lá), nguyên nhân thứ 2 hay gặp là rung nhĩ do cường giáp, basedow. Bạn cần làm xét nghiệm hormon tuyến giáp để xem mình có bị cường giáp hay basedow không. Một nguyên nhân rung nhĩ nữa là cao huyết áp lâu ngày, bệnh suy tim người già, hoặc một số rối loạn chuyển hóa khác. Nếu bạn không mắc bệnh nào trong số những bệnh trên mà chỉ có rung nhĩ đơn thuần được gọi là rung nhĩ vô căn.

Trong mọi trường hợp rung nhĩ, bạn cần phải uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ. Khi bị rung nhĩ, bạn có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong buồng tim, điều này sẽ dẫn đến những nguy cơ tắc mạch não, mạch chi dẫn đến liệt nửa người, hoặc tàn phế. Uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng này.

Bạn cũng nên lựa chọn một lối sống có lợi cho sức khoẻ . Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về làm thế nào để ăn uống một cách khoa học, chọn một môn thể thao mà bạn yêu thích và vận động thể lực phù hợp, đều đặn.

Bạn có thể cảm thấy gia đình, bạn bè và đồng nghiệp không hiểu bạn bởi những triệu chứng của bệnh thường rất kín đáo và khó để cho mọi người thấy. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong các sinh hoạt bình thường, khi di du lịch hay khó tham gia vào các hoạt động mà bạn yêu thích. Bác sĩ của bạn sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị để kiểm soát tình trạng rung nhĩ. Điều này sẽ giúp bạn tiếp tục cuộc sống bình thường. Bạn nên cho gia đình và bạn bè biết về tình trạng bệnh của mình, kế hoạch điều trị và thay đổi lối sống cho phù hợp. Như vậy, những người thân xung quanh không những sẽ hiểu mà còn cổ vũ và động viên bạn để tìm cách chung sống với rung nhĩ.

Trả lời

viTiếng Việt