Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Chuyên đề: SUY TIM

                                                           Chuyên đề:

 SUY TIM

CN Trương Thị Ngọc Bích – ĐD trưởng khoa Nội Tim Mạch

Câu hỏi : Tôi bị khó thở khi làm việc nặng, như vậy có phải bị suy tim không? Làm sao phát hiện được mình có bị suy tim không?

Trả lời

Suy tim có thể có nhiều biểu hiện khác nhau; trong đó khó thở khi làm việc nặng có thể là một trong những dấu hiệu gợi y. Tuy nhiên không phải cứ khó thở khi làm việc nặng là có suy tim, bởi nhiều khi rất khó khăn để phân biệt được chính xác nguyên nhân của các dấu hiệu trên là do suy tim hay do bệnh ở phổi hoặc do tình trạng khác.

Suy tim thường là hậu quả của nhiều bệnh tim gây ra, vì thế thường phải làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán. Các bác sỹ hỏi tiền sử bệnh, tìm các dấu hiệu như phù mắt cá chân, dùng ống nghe để nghe tiếng tim hoặc phát hiện có nước trong phổi. Nhiều xét nghiệm được dùng để khẳng định chẩn đoán, tìm nguyên nhân gây ra suy tim và đánh giá mức độ nặng của bệnh.

Điện tim không dùng để chẩn đoán suy tim, nghĩa là không thể nói chắc chắn có hay không có suy tim nếu chỉ nhìn vào kết quả điện tim đơn thuần, nhưng cũng thấy được một vài bằng chứng của bệnh gây suy tim hoặc các biểu hiện rối loạn nhịp tim.

Chụp phim tim phổi có thể chỉ ra tình trạng tim to, tình trạng ứ nước trong phổi mặc dù cũng khó long chẩn đoán được suy tim.

Ngày nay, siêu âm tim là xét nghiệm cơ bản, cho phép đo đạc kích thước buồng tim, phát hiện các bệnh lý van tim, đánh giá sức co bóp cơ tim. Thông thường mỗi lần làm siêu âm tim mất chừng 15 đến 60 phút.

Những kỹ thuật mới như chụp xạ hình cơ tim, chụp cản quang buồng tim… được áp dụng để đánh giá chính xác cũng như điều trị có hiệu quả nguyên nhân gây suy tim.

Phân suất tống máu (EF tính bằng %) là chỉ số để đo phần trăm lượng máu được quả tim bóp (tống) ra khỏi buồng tim trong mỗi nhát bóp, thường trong khoảng 55 đến 70%. Bệnh nhân suy tim ứ huyết thường có EF giảm nhiều. Tuy vậy một con số EF đơn thuần không hề nói lên toàn cảnh của bệnh: một số người đã biểu hiện suy tim nặng nề khi EF mới giảm xuống 40%; song một số khác thậm chí lại chẳng biểu hiện gì ngay cả khi EF chỉ còn 20%. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và diễn biến của suy tim.

Câu hỏi : Nguyên nhân nào dẫn đến suy tim? Các mức độ suy tim như thế nào?

Trả lời

Có nhiều nguyên nhân gây nên suy tim như:

–         Nhồi máu cơ tim cũ: khi động mạch vành cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim có một chỗ bị tắc gây nhồi máu, một số vùng cơ tim chết đi, thành sẹo làm giảm khả năng co bóp của quả tim.

–         Tăng huyết áp mạn tính làm quả tim phải làm việc quá sức trong một thời gian dài do phải bóp với một lực mạnh hơn để thắng được sức cản lớn trong lng mạch (do tăng huyết áp), lâu dần sẽ làm tim bị suy.

–         Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim, khi đó hoặc tim phải bóp nhiều hơn (do hở van tim) hoặc bóp mạnh hơn (do hẹp van tim), lâu ngày cũng sẽ gây suy tim.

–         Bệnh tim bẩm sinh

–         Bệnh cơ tim do rượu: uống quá nhiều rượu làm co bóp cơ tim bị yếu đi.

–         Viêm cơ tim nhất là viêm cơ tim do siêu vi trùng

–         Do rối loạn nhịp tim nhanh kéo dài, mạn tính gây suy tim.

–         Suy tim cũng hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, dù không phải đái tháo đường là nguyên nhân gây bệnh duy nhất

–         Suy tim còn gặp ở bệnh nhân uống thuốc hoá chất để điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác

40% không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể nào gây suy tim.

 

Câu hỏi : Tôi được chẩn đoán suy tim, chế độ ăn uống sinh hoạt và thuốc men như thế nào

Trả lời

Nguyên tắc cơ bản của điều trị suy tim đó là điều trị căn nguyên gây suy tim nếu có thể làm được. Ví dụ: nếu do hở hay hẹp van tim thì có thể mổ thay hoặc sửa van tim. Tuy vậy, nhiều trường hợp không hề tìm thấy hoặc không còn điều trị được căn nguyên gây suy tim nữa. Khi đó các thầy thuốc sẽ cho dùng một hay nhiều loại thuốc nhằm làm giảm chậm hoặc thay đổi diễn tiến xấu đi của bệnh như:

Thuốc lợi tiểu bắt thận phải thải nhiều nước và muối hơn, khiến bệnh nhân dễ chịu hơn.

Digoxin làm tăng co bóp cơ tim, rất tốt nếu nhịp tim nhanh, nhưng nếu dùng không đúng chỉ định sẽ gây ngộ độc nặng, nhịp chậm, rối loạn nhịp dễ dàng dẫn đến tử vong.

Các thuốc giãn mạch làm giảm bớt sức ép lên tim, rất có hiệu quả

Thuốc hạ huyết áp rất quan trọng nếu bệnh nhân có tăng huyết áp

 Đối với bệnh nhân nên thực hiện các lời khuyên sau:

Ăn chế độ giảm muối (giảm mặn, không mì chính ..) vì ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và phù. Nên tránh mì chính, bột ngọt (là một dạng muối), các đồ chế biến sẵn. Lựa chọn các thức ăn có ít muối. Lượng muối trung bình một ngày không nên quá 2 gam.

Một số bệnh nhân nên hạn chế nước (uống và ăn) nhất là khi bệnh nặng

Giảm cân nếu quá cân

Không uống rượu nhất là đối với bệnh nhân suy tim do rượu

Hoạt động thể lực phù hợp, tránh gây quá tải cho tim, nên theo lời khuyên của bác sỹ. Không nên chỉ ngồi một chỗ vì suy tim làm ứ máu, nếu không vận động sẽ khiến dễ bị tắc mạch hơn. Tuy nhiên, không giống như các cơ bắp khác, hoạt động nhiều không làm tim khoẻ hơn mà có thể còn có hại nếu quá mức. Tốt nhất là tuân thủ chế độ hoạt động thể lực theo lời khuyên của bác sỹ. Biện pháp dễ làm nhất và có hiệu quả là đi bộ, bắt đầu từ từ và tăng dần từng tí một. Dừng ngay nếu hơi khó thở, đau ngực hoặc hoa mắt. Thử dùng “nghiệm phát nói”: nếu khó thở để nói khi đang đi bộ thì phải đi chậm lại hoặc ngừng hẳn.

Theo dõi cân hàng ngày, tăng cân là dấu hiệu sớm cho biết tình trạng ứ nước trong cơ thể, suy tim nặng lên

Dành thời gian để nghỉ ngơi, nhất là khi mệt

Không hút thuốc lá

Uống thuốc đều theo đơn. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sỹ. Nên uống thuốc vào các giờ nhất định tuỳ theo công việc hay hoạt động để tránh quên thuốc. Cần nhớ các thuốc chữa suy tim không phải là thuốc bổ, không thể tự thay đổi liều. Rất nhiều người tự ý ngừng một loại thuốc chỉ vì khó uống (như gói muối kali) hoặc tự tăng liều vì coi đó là thuốc trợ tim (như digoxin) mà không biết rằng bác sỹ đã phối hợp các thuốc với liều tối ưu để tránh biến chứng. Nhiều người đã tử vong tại viện vì những sự tự ý như vậy.

Đi khám ngay nếu có các biểu hiện bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên. Đối với suy tim, điều trị càng sớm càng dễ dàng và càng hiệu quả.

Trả lời

viTiếng Việt