Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Tóm tắt lịch sử thành lập khoa:

Khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Đa khoa Long An được thành lập theo quyết định số 83/QĐ.SYT ngày 10 tháng 4 năm 2003. Tháng 12 năm 2009  khoa được đổi tên thành khoa “Kiểm soát nhiễm khuẩn” theo quy định tại Thông tư 18 của Bộ Y tế ngày 14/10/2009.

Hiện tại khoa đang cố gắng thực hiện tốt công tác KSNK bệnh viện, và là nơi học tập trao đổi kinh nghiệm về kiểm soát nhiểm khuẩn với các bệnh viện, trung tâm y tế  thuộc SYT Long An.

Tập thể Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của khoa:

  • Căn cứ vào thông tư 16/2018/TT-BYT “ quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh” ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ y tế, Khoa Kiễm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện Đa khoa Long An đã triển khai tổ chức hoạt động theo chức năng nhiệm vụ quy đinh trong thông tư như:
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động định kỳ và đột xuất hàng năm của khoa để trình Giám đốc phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.
  • Làm đầu mối xây dựng các quy định, quy trình KSNK trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc phê duyệt, tổ chức thực hiện.
  • Xây dựng kế hoạch và cùng với khoa XN cấy vi sinh không khí, nước, bàn tay nhân viên, dụng cụ tái sử dụng tại các khoa phòng đột xuất, định kỳ và đưa ra giải pháp khắc phục trong khả năng của khoa.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc…

Cơ cấu tổ chức:

Tổng số CBVC hiện có: 28 người; trong đó:

  • CNĐD: 4                  –  CĐĐD: 1                       –  ĐDTH: 2
  • CĐDược: 1               –  CĐHS: 1                        –  YS: 2              – KTV: 1
  • HL: 6 –  NVPV:10

Lãnh đạo đương nhiệm:

 

Trưởng khoa CNĐD. Nguyễn Thị Kim Duyên

 

Điều dưỡng trưởng: CNĐD. Trần Thị Tý

Chuyên môn

  • Những công việc nổi bật mà khoa đã triển khai thực hiện :

Bộ phận giám sát:

  • Điều tra, giám sát tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện: mắc mới và hiện mắc tại các khoa lâm sàng và vị trí nhiễm khuẩn chuyên biệt.
  • Đánh giá tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trong thăm khám và chăm sóc người bệnh hàng quí tại tác khoa, hướng dẫn và phản hồi ngay cho lãnh đạo khoa khi tỷ lệ chưa đạt.
  • Xây dựng các bảng kiểm và tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và KSNK trong bệnh viện theo đúng thông tư, quy định tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng / tháng /lần.
  • Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh, công tác phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế trong bệnh viện theo bảng kiểm và giải quyết ngay khi có sự cố / ngày/ lần. Đảm bảo môi trường an toàn, đạt tiêu chuẩn về chất lượng về KSNK.
  • Theo dõi các trường hợp phơi nhiễm, tai nạn nghề nghiệp.
  • Cùng với phòng CTXH-QLCL, phòng HCQT, khoa Dược, khoa XN giám sát hệ thống nước RO tại đơn vị lọc thận, hệ thống nước sinh hoạt bệnh viện.
  • Phối hợp với khoa Dinh dưỡng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn BV.

Bộ phận khử khuẩn- tiệt khuẩn:

  • Thực hiện khử khuẩn – tiệt khuẩn theo QĐ 3671,  QĐ 3916 của Bộ y tế
  • Giao, nhận dụng cụ tại các khoa trong bệnh viện
  • Xử lý, khử khuẩn, tiệt khuẩn tất cả các dụng cụ tái sử dụng theo đúng quy trình, bảo đảm cung cấp dụng cụ vô khuẩn phục vụ cho chăm sóc và điều trị người bệnh.
  • Đáp ứng nhu cầu sử dụng đồ vải vô khuẩn, gòn tiêm, gòn sản, gòn bao gạc ….vô trùng cho toàn bệnh viện

Bộ phận đồ vải, gòn, gạc :

  • Nhận tất cả đồ vải bẩn, nhiểm và thực hiện giặt khử khuẩn đồ vải của bệnh nhân, đồ vải của nhân viên y tế tại một số khoa đặc thù.
  • Quản lý toàn đồ vải trong bệnh viện, giao đồ vải sạch, đồ vải tiệt khuẩn lên khoa
  • Thực hiện may vá, sửa chửa và thanh lý đồ vải không bảo đảm chất lượng.
  • May và cung cấp các loại đồ vải phục vụ công tác chuyên môn như: drap giường, gói đổ phẩu thuật, thủ thuật, khăn các loại, meche, dây cố định bệnh nhân, áo che máy… và theo yêu cầu của khoa.
  • Cung cấp các loại gòn, gạc, gòn bao gạc theo yêu cầu của khoa (Gòn se tròn, gòn bao gạc dùng thay băng, túi thay băng, túi săn sóc răng miệng)
  • Hiện tại Khoa đang được đầu tư nhiều máy móc mới phục vụ cho công tác khử – tiệt khuẩn và giặt sấy, đáp ứng nhu cầu khử khuẩn – tiêt khuẩn dụng cụ và hoạt động phát triển kỹ thuật cao đem lại an toàn cho người bệnh và năng cao chất lựơng khám chữa bệnh bao gồm:

Bộ phận khử – tiệt khuẩn:

+ Máy hấp nhiệt độ cao: 04                         + Máy hấp nhiệt độ thấp (sterrad): 02

+ Máy rửa khử khuẩn: 02                            + Máy rửa sóng siêu âm:02

+ Hệ thống khí cho khử khuẩn, tiệt khuẩn: 01

+  Tủ sấy dụng cụ: 02

+ Máy ép túi: 01( còn lại là máy của công ty)

+ Xe vận chuyển dụng cụ: 06

+ Máy phun sương khử trùng DIOP: 01

Bộ phận đồ vải, gòn gạc:

+ Máy giặt 55 kg: 03                        +   Máy giặt 35 kg: 03   +   Máy giặt 20 kg: 01    

+ Máy sấy đồ vải 55 kg: 02              +   Máy sấy đồ vải 30kg: 03

+ Máy là lô công nghiệp 70Kg : 01  + Bàn ủi: 02 cái

+ Bàn cắt bông gạc: 02 cái   + Kéo: 03 cái

+ Máy may công nghiệp: 02 cái

+ Xe vận chuyển đồ vải: 04

  • Do mặt bằng không thuận lợi nên bộ phận khử – tiệt khuẩn và giặt là còn chung một dãy nhà nhưng bảo đảm thiết kế theo một chiều để giảm thiểu sự lây truyền vi sinh vật

Một số hình, ảnh khoa phòng:

                           Máy hấp nhiệt độ cao

 

                                    Máy hấp nhiệt độ thấp

Công tác huấn luyện, đào tạo :

  • Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo KSNK tại bệnh viên,  phối hợp với sở y tế (dự án), hội điều dưỡng tỉnh Long An tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng thực hành, quản lý các kỹ thuật chuyên môn về  kiểm soát nhiễm khuẩn cho tuyến huyện, cho thành viên hội đồng và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Hàng năm khoa KSNK tổ chức đào tạo lại những kiến thức cơ bản về KSNK, cập nhật những kiến thức mới, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm cho toàn bộ CBCNV trong BV.
  • Tổ chức hội thi, phát động +  ký cam kết vệ sinh tay, giảm thiểu chất thải nhựa, duy trì bệnh viện Xanh – Sạch – Đẹp theo chủ đề hàng năm, cùng với công đoàn bệnh viện phát động phong trào thi đua giữa các khoa phòng

Nghiên cứu khoa học :

  • Đánh giá kiến thức, kết quả trong việc thực hành quy trình rửa tay của nhân viên y tế.
  • Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố nguy cơ liên quan tại Bệnh viện.
  • Khảo sát tỷ lệ vi khuẩn được phân lập về nồng độ MIC của kháng sinh với vi khuẩn trên hệ thống máy tự động tại Bệnh viện Đa khoa Long An.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài có liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Tham gia các hội nghị khoa học chuyên đề KSNK cấp khu vực và hội nghị khoa học chuyên đề KSNK toàn quốc.

Hướng phát triển cho những năm tiếp theo:

  • Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công theo đúng chức năng, nhiệm vụ của khoa.
  • Nhập và phân tích kết quả giám sát qua phần mềm điện tử
  • Quản lý dụng cụ tiệt khuẩn qua phần mền
  • Tiếp tục phát triển công tác nghiên cứu khoa học về các khía cạnh khác về công tác KSNK BV.
  • Triển khai giặt đồ vải của tất cả nhân viên bệnh viện theo quy định

Đẩy mạnh truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn trên mọi phương tiện (trang web, poster, tờ rơi, …) phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa phương và chuyên môn của BV./.

Trả lời

viTiếng Việt