Game nổ hũ | Ứng dụng cờ bạc trực tuyến

Tích cực phòng chống dịch bệnh Chikungunya, Sốt xuất huyết và Zika

TÍCH CỰC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHIKUNGUNYA, SỐT XUẤT HUYẾT VÀ ZIKA

Nguyễn Phước Lộc – P.KHTH

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Chikungunya, Sốt xuất huyết và Zika trên địa bàn tỉnh Long An dù chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh nhưng đang có xu hướng diễn biến phức tạp. Bệnh Chikungunya, Sốt xuất huyết và Zika là các bệnh truyền nhiễm cấp tính do Arbo vi rút gây ra, bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng tương tự nhau và chủ yếu lây truyền qua muỗi Aedes. Vì vậy, thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân, phòng tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng, bọ gậy để diệt trừ các tác nhân lây truyền bệnh là việc làm hết sức cần thiết lúc này. Số liệu từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An cho thấy các huyện có số ca bệnh cao như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và Thành phố Tân An.

Việc tích trữ nước sạch trong lu, bể dễ tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sản. Bên cạnh đó, việc không thường xuyên vệ sinh, thay nước trong lọ hoa, bình, bể cây cảnh, cộng thêm điều kiện nhà ở, nhà trọ, các công trình xây dựng, chuồng trại thiếu vệ sinh,…là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và từ đó làm tăng nguy cơ gây ra dịch bệnh là rất lớn. Do đó, để cùng cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh Chikungunya, Sốt xuất huyết và Zika, mỗi hộ gia đình cần thực hiện nghiêm các biện pháp sau đây:

  1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước có thể chứa lăng quăng, bọ gậy: bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, thùng, xô, chậu, các dụng cụ khác như lon, chai, lọ,…để muỗi không vào đẻ trứng.
  2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ như bát kê chân chạn, lọ hoa, khay nước của tủ lạnh hay điều hòa, máng thoát nước, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt lăng quăng/bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, các ổ nước đọng.
  3. Hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, hũ, mảnh chai, chum vại vỡ, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá,…
  4. Ngủ mùng, mặc quần áo dài để phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  6. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
  7.  Phát động phong trào vệ sinh môi trường đến từng nhà, các điểm dân cư tập trung đông và vùng nguy cơ dịch bệnh cao./.

Trả lời

viTiếng Việt